Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Google sẽ số hóa sách Ý cổ


Coyright International

Sách cổ của Ý

Chính phủ nước Ý vừa ký thỏa thuận với Google cho phép đưa nội dung của gần một triệu cuốn sách cổ trong hai thư viện quốc gia ở Rome và Florence lên mạng, trong đó có các tác phẩm của Dante, Machiavelli và Galileo. Google sẽ không phải trả tiền bản quyền vì tất cả các sách này đều được xuất bản trước năm 1868.

Marioa Resca, bộ trưởng Bộ di sản văn hóa của Ý cho biết, thỏa thuận này sẽ giúp giữ lại nội dung sách mãi mãi. Ông nhắc đến trận lũ lịch sử tại Florence năm 1966 đã hủy hoại hàng ngàn quyển sách trong thư viện tại thành phố này.

Những cố gắng trước đây của Google nhằm đưa nội dung sách lên mạng đã gặp phải vấn đề về pháp luật ở Mỹ và Pháp. Một tòa án tại Pháp kết luận rằng Google đã xâm phạm bản quyền và gây thiệt hại cho ba nhà xuất bản của Pháp khi scan toàn bộ nội dung của một số đầu sách và tung lên mạng. Hiện Google đang kháng cáo.

Thông điệp của Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) 2010


M1SD Ngày 26/4 hằng năm đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chọn làm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới. Kỷ niệm 10 năm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, năm nay, Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry đã đưa ra Thông điệp với chủ đề “ĐỔI MỚI – KẾT NỐI THẾ GIỚI” :

Chỉ cách đây vài thập kỷ, thế giới vẫn còn rộng lớn và xa lạ với hầu hết mọi người. Việc đi lại rất mất thời gian và tốn kém. Kiến thức đều chứa trên giấy và rất khó để chia sẻ. Nhiều nơi chưa có dịch vụ điện thoại. Ngoài các thành phố lớn,việc tiếp cận văn hóa và nghệ thuật nước khác là rất hạn chế.
Sự đổi mới nhanh chóng và sự tiếp nhận đổi mới đó trên phạm vi toàn cầu đã làm thay đổi cách nhìn của chúng ta. Giờ đây,chúng ta được kết nối với nhau – cả về vật chất,tinh thần,xã hội và văn hóa – theo những cách thức mà trước đây khó có thể tưởng tượng được. Chúng ta có thể vượt qua các châu lục chỉ trong vài giờ đồng hồ. Từ hầu như mọi nơi trên hành tinh,chúng ta đều có thể truy cập được thông tin,nhìn thấy và trò chuyện với nhau,lựa chọn một bản nhạc,chụp và gửi các bức ảnh bằng cách sử dụng thiết bị nhỏ đến mức có thể nắm gọn trong lòng bàn tay.
Với sự hỗ trợ của các trang web và công nghệ vô tuyến,sự kết nối toàn cầu tạo ra những ứng dụng to lớn cho tương lai. Với “sự triệt tiêu khoảng cách” chúng ta không còn bị giới hạn bởi vị trí địa lý và lợi ích là rất to lớn.
Hình thức học trực tuyến đã giải phóng tiềm năng trí tuệ của các cộng đồng cô lập trước đây,giúp thu hẹp khoảng cách về tri thức giữa các quốc gia. Kỹ thuật tổ chức hội thảo trực tuyến tinh xảo giúp giảm thiểu việc đi lại,qua đó giảm lượng khí thải cac-bon. Điện thoại di động mà một nửa dân số thế giới đang sử dụng đã làm thay đổi cuộc sống con người và các cộng đồng: Điện thoại sử dụng năng lượng mặt trời đang giúp theo dõi bệnh tật,điều hành các doanh nghiệp nhỏ và phối hợp khắc phục hậu quả thiên tai ở những khu vực mà trước đây không thể tiệp cận được.
Việc quản lý và trao đổi dữ liệu với tốc độ cao đã đẩy nhanh chu kỳ sáng tạo, tạo thuận lợi cho sáng tạo tập thể và thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi giữa các công ty,các tổ chức nghiên cứu và cá nhân. Đồng thời, công nghệ số cho phép những người có cùng ý tưởng tạo ra các diễn đàn thực sự để thực hiện các dự án và mục tiêu chung – ví dụ như Diễn đàn dành cho các chủ thể quyền trên trang web của WIPO nhằm hỗ trợ cho cho khoảng 314 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới tiếp cận được với các nội dung được bảo hộ bản quyền.
Các công nghệ mới đang tạo ra một xã hội toàn cầu thực thụ. Hệ thống sở hữu trí tuệ là một phần trong quá trình kết nối này. Hệ thống này đang tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin – ví dụ sự phong phú của các bí quyết công nghệ chứa trong các ngân hàng dữ liệu miễn phí của WIPO,tạo khuôn khổ cho việc thương mại hóa và phổ biến công nghệ,khuyến khích sáng tạo và cạnh tranh. Hệ thống này cũng giúp tạo dựng sự hợp tác cần thiết để giải quyết các thách thức toàn cầu đáng lo ngại mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt như biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng.
WIPO luôn nỗ lực để bảo đảm rằng hệ thống sở hữu trí tuệ tiếp tục phục vụ mục tiêu cơ bản nhất của mình là thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới và tất cả mọi người đều được hưở ng lợi từ hệ thống này – qua đó, giúp đưa thế giới trở thành gần gũi hơn.

‘Bóng đen bản quyền’ bao trùm tháng 3.


avatarApple khởi kiện HTC, Microsoft bị bắt vạ 240 triệu USD, Nokia đòi Apple đền bù 1,8 tỷ USD… tất cả đều liên quan đến việc vi phạm bản quyền.

Bóng đen bản quyền đầu tiên trong tháng 3 mở màn với việc, hãng công nghệ Mỹ Apple đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) kiện hãng di động Đài Loan HTC với cáo buộc HTC đã “ăn cắp” 20 sáng chế của họ.

Nhiều vụ kiện

Sự việc này được nhiều chuyên gia đánh giá là nhắm chĩa mũi nhọn đến sản phẩm Nexus One của Google vốn do HTC sản xuất.

Các điều khoản mà Apple trình bày trong đơn kiện đều liên quan đến các bản quyền sáng chế, mà họ đã đăng ký cho iPhone trước đây. Apple cho rằng, HTC đã sao chép các công nghệ của họ và áp dụng nó trên các dòng di động của mình.

Các chi tiết được nhắc đến bao gồm: vi kiến trúc, thiết kế phần cứng, giải mã âm thanh, giao diện màn hình cảm ứng, các tác vụ cảm ứng đa điểm .. hay kể cả các thao tác duyệt web, cuộn trang… .

Ngay sau vụ kiện của Apple với HTC, kháng cáo thất bại, Microsoft đã bị tòa án Mỹ phạt 240 triệu USD. Microsoft từng bị cấm bán Word và các bản Office có chứa Word kể từ tháng 1/2010 đồng thời bị phạt 200 triệu USD.

box-1SD

Microsoft sẽ phải ngừng bán các bản Word và Office có chứa Word.

Microsoft đã bị công ty có tên là i4i kiện vì đã vi phạm một trong các bằng sáng chế của i4i với tính năng tùy chỉnh XML trong Word. Bản quyền sáng chế trong vụ án được cấp cho I4i vào tháng 7/1998, bằng số 5,787,449.

Theo phán quyết của tòa án, công nghệ vi phạm bao gồm “tất cả các sản phẩm Microsoft Word có khả năng mở file XML, .DOCX hay .DOCM có chứa XML tùy chỉnh”.

Microsoft sẽ phải ngừng bán các bản Word và Office có chứa Word trong vòng 6 tuần nữa. Microsoft vẫn còn có thể kháng cáo lên 1 tòa án khác nếu muốn.

Trong khi đó, theo Reuters và một số nguồn tin giấu tên khác, Nokia đòi Apple phải đền bù 1,8 tỷ USD Mỹ vì đã sử dụng công nghệ của họ không xin phép cho dù đến năm 2012, tòa án mới đưa ra phán quyết về những cáo buộc vi phạm bản quyền của Nokia và Apple.

applevsnokiaSD

Nokia đòi Apple phải đền bù 1.8 tỷ đô la Mỹ vì đã sử dụng công nghệ của họ không xin phép.

Vào cuối năm ngoái, Nokia đã kiện Apple xâm phạm 10 bản quyền sáng chế của họ để đưa vào trong iPhone. Con số này sau đó đã tăng lên 17, sau khi Nokia tiếp tục cáo buộc “Quả táo” đã sử dụng 7 bằng sáng chế của Nokia để thiết kế giao diện người dùng, camera, ăng ten và quản lý nguồn điện- những điểm được coi là công nghệ quan trọng, tạo nên thành công của Apple với sản phẩm tốt, giảm chi phí, thiết kế gọn và pin khỏe.

Mặt trái của cây gậy bản quyền

Sự kiện bản quyền trong tháng 3 mở ra hai kịch bản cho thế giới công nghệ. Một là, các công ty đã cạn kiệt năng lực cạnh tranh bằng chính trí tuệ của mình và sử dụng đến cây gậy “bản quyền” nhằm hạ gục đối phương. Nếu như vậy, người dùng sẽ không được lợi gì vì chẳng có tiến bộ nào được đưa vào sản phẩm.

Còn nếu các vụ kiện là thực chất, thì thật may mắn, vì đây sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hãng công nghệ đầu tư chất xám cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt và sòng phẳng và các tiến bộ cứ theo đà đó đưa vào cuộc sống.

Thời gian qua, thế giới số chứng kiến nhiều cuộc bứt phát trên nhiều lĩnh vực: máy ảnh số, laptop, thiết bị giải trí tivi, máy nghe nhạc… Điện thoại di động không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông lớn Apple đang bị người tiêu dùng kêu là bần tiện vì lạm dụng ở hữu trí tuệ của công nghệ cảm ứng để “lộng hành”.

Với thế mạnh là nắm trong tay công nghệ cảm ứng đa chạm tốt nhất, hãng đã tìm cách đảm bảo vòng đời sản phẩm kéo dài từ một đến một năm rưỡi bằng cách “găm hàng” các công nghệ khác. Cụ thể, trong khi các smartphone của các hãng khác đều sớm có chức năng copy – paste, thì mãi đến khi tung ra bản iPhone OS 3.0 cho iPhone 3G, 3Gs hãng này mới có.

Trong khi hầu hết các đối thủ khác đều đã “đa nhiệm”, theo tin đồn mới đây, sẽ có khả năng này. Rất có thể, đến lúc đó, iPhone 3G sẽ bị chính Apple dìm chết bằng cách không trang bị đa nhiệm, giống như cách mà “Quả táo” đã làm với iPhone 2G, khi đặt phiên bản này ngoài vòng nâng cấp lên iPhone OS 3.0.

Thơ hay thật mà người thì… hay giả


TT – Trong mấy ngày qua, cái tên “nhà thơ nữ VN Đào Kim Hoa” được các blogger ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan ngợi ca liên tục khi chính những vần thơ của bà đã làm blog của Hồng Đức Thanh (Đài Loan) đoạt giải thưởng blog tiếng Hoa xuất sắc nhất toàn cầu lần thứ tư.

Có một chút hương trong mơ, cho đá mềm đi cho núi ấm lên – thơ của nhà thơ nữ VN Ðào Kim Hoa” là tiêu đề blog của Hồng Ðức Thanh được in thành tập sách Bạn phải đến VN vừa ra mắt độc giả Ðài Loan ngày 11-6, lại tiếp tục tạo nên “làn sóng hâm mộ” của công dân mạng. Thế nhưng, khi tìm đọc những bài thơ của Ðào Kim Hoa, nhà văn – nhà báo Trang Hạ phát hiện đó thực chất là thơ của Hữu Thỉnh (Thư mùa đông, Thơ viết ở biển) và Lò Ngân Sủn (Người đẹp, Ðứng trước em). Câu thơ dùng làm tiêu đề trên blog của Hồng Ðức Thanh thực chất là câu thơ trong bài Thư mùa đông của Hữu Thỉnh.

Vậy Ðào Kim Hoa là ai? Theo chúng tôi được biết, Ðào Kim Hoa chưa bao giờ được nhắc đến với tư cách là một nhà thơ, mà những nhà văn hội viên từng đi nước ngoài đều biết bà công tác ở ban đối ngoại Hội Nhà văn VN. Bà Hoa cũng là hội viên Hội Nhà văn VN sinh hoạt ở mảng dịch thuật. Thế tại sao “thơ hay của Ðào Kim Hoa” lại phổ biến rộng khắp trên blog tiếng Hoa? Tìm hiểu thì hóa ra vào tháng 9-2001, bà Ðào Kim Hoa với tư cách là một nhà thơ VN (mà hành trang là bốn bài thơ của Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn) đã tham dự Festival thơ quốc tế Ðài Bắc. Nhà thơ – dịch giả Trần Lê (Ðài Loan) là người đã chuyển ngữ bốn bài thơ trên sang tiếng Hoa.

Có một chi tiết hết sức thú vị là khi vào Google tìm kiếm từ khóa tên “nữ nhà thơ Ðào Kim Hoa” thì hiển thị hơn 20.000 trang tiếng Hoa liên quan, còn trang tiếng Việt rất lèo tèo, chủ yếu là thông tin về vụ “xìcăngđan đạo thơ” này. Ðạo thơ, mạo danh hay có sự nhầm lẫn như bà Hoa nói? Có lẽ nào ban tổ chức mời đích danh một người đến dự festival thơ chỉ để… đọc thơ người khác? Câu kết luận còn bỏ ngỏ, điều khiến chúng ta vừa cảm thấy hài hước vừa xót xa là những lời ca ngợi hồn nhiên thơ Việt kia đã… trao tặng nhầm người.

Chúng ta cũng thấy người thì giả danh nhưng thơ hay là có thật, tất nhiên không chỉ ở bốn bài thơ (mượn mà không hỏi) này mà còn ở những bài thơ khác của những nhà thơ khác. Ở đây chúng ta có quyền đặt câu hỏi rằng liệu lâu nay có sự khuất tất nào ở “cửa đi nước ngoài” của các nhà thơ, nhà văn VN hay không? Tại sao với những chương trình lớn như festival thơ quốc tế đầu tiên (Liên hoan thơ Ðài Bắc lần 2) với chủ đề “Kinh đô thơ năm mở đầu – vinh danh thi ca châu Á-Thái Bình Dương” lại không được phổ biến rộng rãi, không có sự xét chọn công khai?

Phía đơn vị tổ chức là Ðài Loan khi phát hiện vụ này, họ sẽ nghĩ gì về nhà thơ và đất nước VN? Họ muốn mời một nhà thơ “chính hiệu” đến “kinh đô thơ” dự lãm hay mời một cán bộ đối ngoại của Hội Nhà văn VN? Và còn niềm tin, tình cảm yêu thương mà những công dân mạng tiếng Hoa đã trót dành cho một “nhà thơ nữ VN”? Họ đâu biết rằng VN còn nhiều nhà thơ đương thời tài năng khác.

Giờ đây có lẽ cách sửa sai tốt nhất là giới thiệu thơ hay VN ra nước ngoài nhiều hơn nữa. Tất nhiên là thơ phải đúng người, tránh tình trạng thơ thì hay thật mà người thì… hay giả (!).

TRẦN NHÃ THỤY – Báo tuổi trẻ

——————————————————————————

Nhà văn Nguyễn Trí Huân:
Tôi hi vọng đây chỉ là sự nhầm lẫn

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh “nghi án” này, nhà văn NGUYỄN TRÍ HUÂN – phó chủ tịch kiêm trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn VN – cho biết:

- Báo chí vừa đưa tin, vừa qua lại là hai ngày nghỉ nên tôi chưa nhận được báo cáo chính thức. Tuy nhiên chiều 20-6, chị Ðoàn Thị Lam Luyến – giám đốc Trung tâm bản quyền của hội, và anh Trần Hữu Tòng – phó ban kiểm tra – đã gọi điện cho tôi để báo cáo miệng và đề nghị làm rõ vụ việc. Tôi đã gọi điện cho chị Ðào Kim Hoa yêu cầu giải trình trong khi chờ đợi văn bản giải trình chính thức. Chị Ðào Kim Hoa đã giải trình qua điện thoại cho tôi – với tư cách trưởng ban kiểm tra của Hội Nhà văn như sau:

Tháng 9-2001, chị Ðào Kim Hoa có nhận được giấy mời đích danh đi dự trại sáng tác văn học tại Ðài Bắc, thời gian một tháng. (Là phó ban đối ngoại của Hội Nhà văn rất nhiều năm nay, chị Hoa tham dự các chuyến công tác nước ngoài cùng các nhà văn VN là rất bình thường. Có điều tôi hơi ngạc nhiên là lần này phía bạn mời đích danh chị Hoa đi dự trại sáng tác).

Trong khoảng thời gian ở trại sáng tác, ban tổ chức có mở một festival thơ và chị Hoa có lên đọc thơ. Trước khi đọc, chị có nói rõ: “Tôi có làm thơ nhưng không hay, sau đây tôi xin đọc bốn bài thơ của hai nhà thơ rất nổi tiếng của VN” và đã đọc thơ của anh Hữu Thỉnh và anh Lò Ngân Sủn. Sau mỗi bài thơ, chị đều có nói rõ chị (cùng một dịch giả Mỹ mà tôi quên tên) là người dịch bài thơ. Chị Hoa rất bất ngờ về những thông tin mà báo chí vừa đưa ra.

Tôi cũng đã yêu cầu chị Trinh Bảo – phó tổng biên tập báo Văn Nghệ, một dịch giả tiếng Trung – kiểm tra xem có thể trong tiếng Trung “dịch giả” có khi nào bị phát âm hay viết lẫn với “tác giả” không. Nhưng chị Trinh Bảo nói rằng khả năng đó rất khó xảy ra.

* Nhưng thưa ông, làm sao có thể chỉ từ buổi đọc thơ mà phía Ðài Loan lại có văn bản để in. Ở nước ngoài, chuyện bản quyền rất chặt chẽ, chắc chắn phải có văn bản thỏa thuận chính thức thì người ta mới dám dịch, in và phát hành rộng rãi như vậy?

- Thứ hai (tức hôm nay 22-6 – PV) này, Hội Nhà văn sẽ có công văn sang phía Ðài Loan để nhờ cung cấp thông tin về tất cả những tình tiết, người và việc liên quan. Nhưng theo tôi, trong trường hợp này, các nhà thơ bị “cầm nhầm” mất ít mà chị Hoa mất nhiều: danh dự, uy tín, sự nghiệp…

Chị Hoa là người thực hiện chuyến đi một mình, nên những gì xảy ra trong chuyến đi chỉ có chị Hoa là người biết rõ nhất. Vì thế chị Hoa có quyền và nghĩa vụ phải chủ động liên lạc với cơ quan, đối tác đã mời mình để yêu cầu xác nhận lại những thông tin mà chị Hoa cho là chưa chuẩn xác. Chị Hoa nói có cung cấp bản dịch tiếng Anh của bốn bài thơ đó cho phía Ðài Loan, ghi rõ tác giả ở trên và hai dịch giả ở dưới, văn bản đó, nếu có, phải được đưa ra làm bằng chứng xác nhận.

Chị Hoa cũng cần phải chủ động liên lạc với dịch giả Trần Lê để xác minh tất cả thông tin mà báo chí Ðài Loan đã đưa theo bản dịch của dịch giả này.

* Thưa ông, còn nếu tất cả những cáo buộc về việc dịch giả Ðào Kim Hoa là sự thật?

- Thì không thể chấp nhận được. Vì anh Hữu Thỉnh thì quá nổi tiếng ở VN, lại là lãnh đạo trực tiếp ở cơ quan chị Hoa; anh Lò Ngân Sủn cũng nổi tiếng, lại từng cùng cơ quan Hội Nhà văn. Bốn bài thơ của hai anh hầu như ai yêu thơ ở VN cũng thuộc. “Cầm nhầm” thơ con cóc của Nguyễn Trí Huân thì không ai biết, chứ cầm nhầm thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn thì khác gì tự sát trong văn chương. Cho nên tôi vẫn hi vọng đấy chỉ là sự nhầm lẫn.

Nếu là sự thật, ngoài việc phải nhận những hình thức kỷ luật với tư cách hội viên Hội Nhà văn, chị Hoa còn phải đối mặt với công luận và với lương tâm mình, đó mới là sự trừng phạt nặng nề nhất.

Bà Đào Kim Hoa kêu oan


Việc dịch giả Đào Kim Hoa bị nghi “đạo” bốn bài thơ: Thư mùa đông, Thơ viết ở biển, Người đẹp, Đứng trước em của hai nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn để được vinh danh tại Festival thơ quốc tế Đài Bắc và sau đó nhận được sự hâm mộ của nhiều người yêu thơ các nước châu Á đang khiến làng văn chương trong nước xôn xao và bất bình.

Người trong cuộc kêu “oan”

Trong khi giới văn chương phẫn nộ thì người trong cuộc, bà Đào Kim Hoa, chỉ cho đó là một sự hiểu lầm. Theo bà Hoa, bà được mời tham dự festival thơ quốc tế tại Đài Bắc năm 2001 hoàn toàn với tư cách cá nhân chứ không phải do Hội Nhà văn Việt Nam cử đi, dù bà luôn giới thiệu mình là nhà thơ – dịch giả chứ chưa bao giờ giới thiệu mình là nhà thơ.

Trả lời thắc mắc rằng tại sao một dịch giả lại được mời tham dự một festival về thơ ca, bà Hoa cho rằng vì bà làm ở Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam nên có quen với điều phối viên của chương trình và được mời trực tiếp nhờ mối quan hệ đó.

“Ban tổ chức đã yêu cầu mỗi nhà thơ phải gửi 4 bài thơ, tôi đã email lại là tôi không có thơ. Thơ tôi đã gửi cho ban tổ chức là 2 bài của nhà thơ Lò Ngân Sủn: Đứng trước emNgười đẹp (Standing before you; Beautiful woman – Translated by Dao Kim Hoa and Joseph Duemer) và một chùm thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: Thư mùa đông, Thơ viết ở biển, Đợi, Hỏi, Tạm biệt Sầm Sơn, Thơ dưới mái hiên (Winter letter; Poem written by the sea; Waiting; Questions; Good-bye beach Sam Son; Poem under the porch roof – Translated by Dao Kim Hoa and Joseph Duemer)”- bà Hoa trần tình với báo chí.

Cũng theo bà Hoa, trong khuôn khổ festival, bà đã đọc bốn bài thơ trên và cũng nói rõ đây là tác phẩm của hai nhà thơ nổi tiếng Việt Nam là Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn…

Bà Hoa khẳng định: “Tôi không biết tiếng Trung, dịch giả Trần Lê chưa bao giờ liên hệ với tôi. Về nguyên tắc, tôi có tác quyền với bản dịch tiếng Anh, khi chuyển ngữ sang tiếng khác, tôi cũng cần được hỏi ý kiến. Nếu như họ liên hệ với chúng tôi trước khi chuyển ngữ, chắc chắn sẽ không có sự nhầm lẫn tai hại như bài báo đã nêu”.

Thậm chí bà Hoa còn cho biết, trước khi đến Đài Bắc, bà đã xin phép nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn được mang thơ tham dự festival. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cả hai nhà thơ này đều phủ định việc đồng ý cho bà Hoa mang thơ của mình đi tham dự festival thơ ở nước ngoài.

Bà Đào Kim Hoa không thành thật?

Trong khi bà Đào Kim Hoa chỉ xem sự việc đang gây ồn ào của mình là sự hiểu nhầm thì dịch giả Trần Lê (Đài Loan), trong cuộc trao đổi với nhà văn Trang Hạ, cho rằng theo những gì dịch giả này được biết thì chưa bao giờ bà Đào Kim Hoa cho phía ban tổ chức biết sự thật rằng bà không phải là tác giả của bốn bài thơ gửi đến festival. Dịch giả này cũng cho rằng bà Đào Kim Hoa đã chiếm một suất mời của nhà thơ Việt Nam tại festival thơ này và hành vi của bà Hoa là không thành thật.

Trong tuyển tập thơ của các nhà thơ nước ngoài tới Đài Loan, “nhà thơ” Đào Kim Hoa được giới thiệu trang trọng 10 trang, trong đó ngoài lý lịch, ảnh chân dung, tác phẩm tiêu biểu… còn bốn bài thơ của bà. Tất cả những bài thơ này đều do chính bà Đào Kim Hoa cung cấp cho ban tổ chức bằng tiếng Anh và được biết, bà Hoa đã ký một bản hợp đồng bản quyền với ban tổ chức vào trước ngày đi, trong đó có cam kết bốn bài thơ này là do bà sáng tác.

Phía Đài Loan cho biết sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam những văn bản quan trọng chứng thực sự việc, như: hồ sơ, các bản fax, các hợp đồng bản quyền, để chứng tỏ sự làm việc nghiêm túc, tôn trọng tác quyền của phía Đài Loan. Những nhà văn, nhà thơ Đài Loan góp phần tổ chức nên festival tôn vinh thơ Đài Bắc đã vô cùng sửng sốt và thậm chí không thể tin nổi vụ việc này. Khi được thông báo sự việc này, họ đều lấy làm tiếc cho chương trình tưởng đã toàn vẹn, thành công, gây tiếng vang trong làng thơ quốc tế.

—————————————————————————–

Hội Nhà văn yêu cầu bà Hoa giải trình

Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam cho biết đã yêu cầu bà Đào Kim Hoa giải trình và nếu những cáo buộc về việc dịch giả Đào Kim Hoa “cầm nhầm” tác phẩm của người khác là đúng thì sẽ phải nhận hình thức kỷ luật của hội.

Theo nhà văn Nguyễn Trí Huân, bà Đào Kim Hoa là người thực hiện chuyến đi một mình nên những gì xảy ra trong chuyến đi này, chỉ bà Đào Kim Hoa là rõ nhất. Vì thế, bà Đào Kim Hoa có nghĩa vụ liên lạc với đối tác đã mời mình để yêu cầu xác nhận những thông tin chưa chuẩn xác. Nếu bà Đào Kim Hoa cung cấp bản dịch tiếng Anh của bốn bài thơ cho phía Đài Loan, trong đó ghi rõ tên tác giả và dịch giả thì phải đưa bản dịch đó ra làm bằng chứng.

Một trong những yêu cầu nữa mà Hội Nhà văn đưa ra đối với bà Đào Kim Hoa là phải chủ động liên lạc với dịch giả Trần Lê để xác minh những thông tin mà báo chí Đài Loan đã đưa theo bản dịch của dịch giả này.

“Nghi án” bà Đào Kim Hoa “cầm nhầm” thơ: Sẽ sớm xử lý


Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 23-6, nhà văn Nguyễn Trí Huân – phó chủ tịch Hội Nhà văn VN, cho biết: “Ban kiểm tra của hội đang khẩn trương kiểm tra các tài liệu, chứng cứ liên quan về việc bà Đào Kim Hoa “cầm nhầm” thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn và cho xuất bản tại Đài Loan.

Vụ việc sẽ được xác minh và xử lý sớm, nghiêm minh nhưng cũng hết sức thận trọng, tế nhị để tránh gây oan ức cho người trong cuộc.

Cũng trong chiều qua, bà Đào Kim Hoa khẳng định với Tuổi Trẻ: “Tất cả những gì cần nói tôi đã nói hết trên báo chí cũng như tường trình với ban kiểm tra, tôi không muốn nói thêm bất cứ điều gì”.

Trong khi đó, trên các diễn đàn Internet ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục đến nay vẫn chưa có phản ứng gì về vụ bà Đào Kim Hoa đã “mượn” thơ của hai nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn. Thậm chí các bài thơ này vẫn được chuyền tay nhau trên các mạng Internet ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Điển hình như trên trang mạng Baidu (http://hi.baidu.cn) – mạng tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc và mạng thơ ca trên mạng (http://www.chinapoesy.com), tên bà Đào Kim Hoa – “thi nhân của VN” và các bài thơ đã được dịch ra tiếng Hoa vẫn còn tồn tại.

Được biết bà Đào Kim Hoa tham dự trại sáng tác Đài Bắc tháng 9-2001 với tư cách nhà thơ, trong khi năm 2001 bà công tác ở Hội Nhà văn với chức danh nhân viên ban đối ngoại. Cũng trong năm 2001 bà làm đơn xin vào Hội Nhà văn nhưng đã bị bác, năm 2002 bà Hoa mới được kết nạp vào hội với tác phẩm dịch Kalevala (sử thi Phần Lan) từ tiếng Anh.

Tiếp tục phát hiện doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm


small_263964SD

TinMoiVừa qua Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( Bộ Công An) đã tiến hành thanh tra và phát hiện có vi phạm bản quyền phần mềm tại công ty Cổ phần Nam Hà Việt, địa chỉ tại khu CN Tân Bình, Tp. HCM.

Trong cuộc thanh tra bản quyền phần mềm được tiến hành tại Công ty Cổ phần Nam Hà Việt (NAHAVI) – kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép, có trụ sở tại khu CN Tân Bình, TP.HCM, Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra 50 máy tính sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt đều không có bản quyền.

Cụ thể: 50 phần mềm Microsoft Window XP Profesional 2002, 49 phần mềm Microsoft Office 2003 và rất nhiều các phần mềm của Lạc Việt MTD 2002 và các phần mềm khác như Adobe Photoshop CS, Adobe Acrobat Pro 7 được cài đặt bất hợp pháp trong 50 máy tính của NAHAVI.

Trước những chứng cứ trên, đại diện công ty NAHAVI là ông Đinh Duy Hưng – Trợ lý Giám đốc đã ký vào Biên bản thanh tra thừa nhận hành vi sao chép, cài đặt các phần mềm trên chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu là vi phạm pháp luật. Đoàn Thanh tra liên ngành đã yêu cầu công ty NAHAVI chất dứt hành vi vi phạm, dỡ bỏ toàn bộ các phần mềm không có bản quyền trong vòng 5 ngày và làm việc với các chủ sở hữu để hợp thức hóa các phần mềm vi phạm trên.

Năm 2008- 2009 được xem là một năm ảm đạm của ngành phần mềm Việt Nam do tác động của cơn lốc suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ cuối năm 2009, những tia sáng về sự khởi sắc của ngành phần mềm Việt Nam đã mang đến hi vọng một năm tỏa sáng của ngành phần mềm trong năm 2010.

Để đạt được mục tiêu năm 2010 ngành phần mềm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 35-40%, doanh thu đạt trên 800 triệu USD thì vẫn cần nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ, các ban ngành để ngành phần mềm có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, trong đó, bản quyền phần mềm được thiết chặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp phần mềm nội thu được lợi nhuận, tái đầu tư, tạo đã cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.