Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Ủy thác quyền

uythac2Mục đích của việc cấp văn bằng bảo hộ là nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để người sáng tạo và chủ sở hữu trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể kiểm soát được việc sử dụng và khai thác những thành quả sáng tạo một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc sử dụng quyền đó như thế nào và kiểm soát nó ra sao để mang lại hiệu quả lại là cả một vấn đề lớn.

Khi bạn là tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền tác giả, lẽ dĩ nhiên pháp luật trao cho bạn quyền cho phép hay ngăn cấm một số hành vi sử dụng nhất định đối với các tác phẩm của mình. Nhưng vấn đề đặt ra là một mình bạn liệu đã đủ khả năng để kiểm soát trước một lực lượng người sử dụng hùng hậu?

Thực tế chứng minh rằng, việc cho phép sử dụng tất cả các loại tác phẩm hay cho phép tái tạo, nhân bản một cách máy móc, thu và phân phối lệ phí có được từ việc sử dụng các tác phẩm thường không thể do chính tác giả giải quyết.

Lấy một ví dụ điển hình như vụ Google số hóa các tác phẩm văn học Việt Nam chẳng hạn. Trong đó, Google đã vi phạm các quy định về bản quyền bằng việc tiến hành số hóa tác phẩm của các nhà văn nhiều quốc gia trên thế giới và hơn 4,000 cuốn sách của Việt Nam. Các nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản cũng như các tác giả khác trên thế giới đã có những phản ứng mạnh mẽ trước vấn đề này. Tuy nhiên, nếu đứng dưới góc độ là người có quyền bạn sẽ thấy được rõ hơn sự bất lực của các tác giả trong vấn đề quản lý và thực thi bản quyền.

Rõ ràng trong trường hợp nêu trên, bản thân các tác giả đã không kiểm soát được những ai đang sử dụng và cần sử dụng tác phẩm của mình. Mặt khác, Google cũng gặp không ít khó khăn nếu phải liên hệ với từng tác giả để xin phép được sử dụng tác phẩm một cách hợp thức, do đó việc vi phạm tác quyền là một điều khó tránh khỏi. Chính những nhu cầu tất yếu như vậy đã thúc đẩy việc ra đời một hình thức tổ chức trung gian giữ vai trò như là nơi gặp gỡ và trao đổi giữa bên có quyền và bên có nhu cầu sử dụng. Đó chính là hình thức ủy thác bản quyền.

Hiểu theo một cách đơn giản nhất, ủy thác bản quyền chính là việc giao lại việc thực thi và kiểm soát quyền của mình cho một bên thứ ba. Chính bên trung gian này sẽ giúp bên có quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc bảo hộ và thực thi những quyền mà mình không đủ khả năng để quản lí.

Với việc áp dụng ngày càng rộng rãi công nghệ trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm sự ra đời của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện và việc sử dụng các mạng kỹ thuật số như Internet, việc thực hiện và quản lý các quyền đang vướng phải những thách thức mới. Trước tình hình đó bạn không thể “đơn thương độc mã” đối mặt với tất cả hàng trăm loại hình khác nhau mà không cần tới bất kỳ sự trợ giúp nào.

Đóng vai trò là một tổ chức đại diện quản lí tập thể, từ khi thành lập cho đến nay CIS luôn là chiếc cầu nối hiệu quả giữa chủ sở hữu và người sử dụng. Với thủ tục nhanh chóng, tiện lợi và khả năng quản lí hiệu quả có thể nói CIS đã góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh, làm giảm thiểu một cách đáng kể khả năng xâm phạm bản quyền. Bạn sẽ bớt một phần lo lắng về những ảnh hưởng kinh tế mà tình trạng vi phạm bản quyền gây ra, cũng như không phải lâm vào tình trạng bị và buộc phải vi phạm bản quyền chỉ vì đơn giản không biết phải xin phép sử dụng bản quyền ở đâu.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật hợp danh Bản quyền Quốc tế

Địa chỉ: 1 Bis Nguyễn Đình Chiểu (Nhà 013), P.ĐaKao, Q.1, TPHCM, Vietnam

Tel: 84.8.39118581 – Fax: 84.8.39118580

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét