Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Google sẽ số hóa sách Ý cổ


Coyright International

Sách cổ của Ý

Chính phủ nước Ý vừa ký thỏa thuận với Google cho phép đưa nội dung của gần một triệu cuốn sách cổ trong hai thư viện quốc gia ở Rome và Florence lên mạng, trong đó có các tác phẩm của Dante, Machiavelli và Galileo. Google sẽ không phải trả tiền bản quyền vì tất cả các sách này đều được xuất bản trước năm 1868.

Marioa Resca, bộ trưởng Bộ di sản văn hóa của Ý cho biết, thỏa thuận này sẽ giúp giữ lại nội dung sách mãi mãi. Ông nhắc đến trận lũ lịch sử tại Florence năm 1966 đã hủy hoại hàng ngàn quyển sách trong thư viện tại thành phố này.

Những cố gắng trước đây của Google nhằm đưa nội dung sách lên mạng đã gặp phải vấn đề về pháp luật ở Mỹ và Pháp. Một tòa án tại Pháp kết luận rằng Google đã xâm phạm bản quyền và gây thiệt hại cho ba nhà xuất bản của Pháp khi scan toàn bộ nội dung của một số đầu sách và tung lên mạng. Hiện Google đang kháng cáo.

Thông điệp của Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) 2010


M1SD Ngày 26/4 hằng năm đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chọn làm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới. Kỷ niệm 10 năm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, năm nay, Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry đã đưa ra Thông điệp với chủ đề “ĐỔI MỚI – KẾT NỐI THẾ GIỚI” :

Chỉ cách đây vài thập kỷ, thế giới vẫn còn rộng lớn và xa lạ với hầu hết mọi người. Việc đi lại rất mất thời gian và tốn kém. Kiến thức đều chứa trên giấy và rất khó để chia sẻ. Nhiều nơi chưa có dịch vụ điện thoại. Ngoài các thành phố lớn,việc tiếp cận văn hóa và nghệ thuật nước khác là rất hạn chế.
Sự đổi mới nhanh chóng và sự tiếp nhận đổi mới đó trên phạm vi toàn cầu đã làm thay đổi cách nhìn của chúng ta. Giờ đây,chúng ta được kết nối với nhau – cả về vật chất,tinh thần,xã hội và văn hóa – theo những cách thức mà trước đây khó có thể tưởng tượng được. Chúng ta có thể vượt qua các châu lục chỉ trong vài giờ đồng hồ. Từ hầu như mọi nơi trên hành tinh,chúng ta đều có thể truy cập được thông tin,nhìn thấy và trò chuyện với nhau,lựa chọn một bản nhạc,chụp và gửi các bức ảnh bằng cách sử dụng thiết bị nhỏ đến mức có thể nắm gọn trong lòng bàn tay.
Với sự hỗ trợ của các trang web và công nghệ vô tuyến,sự kết nối toàn cầu tạo ra những ứng dụng to lớn cho tương lai. Với “sự triệt tiêu khoảng cách” chúng ta không còn bị giới hạn bởi vị trí địa lý và lợi ích là rất to lớn.
Hình thức học trực tuyến đã giải phóng tiềm năng trí tuệ của các cộng đồng cô lập trước đây,giúp thu hẹp khoảng cách về tri thức giữa các quốc gia. Kỹ thuật tổ chức hội thảo trực tuyến tinh xảo giúp giảm thiểu việc đi lại,qua đó giảm lượng khí thải cac-bon. Điện thoại di động mà một nửa dân số thế giới đang sử dụng đã làm thay đổi cuộc sống con người và các cộng đồng: Điện thoại sử dụng năng lượng mặt trời đang giúp theo dõi bệnh tật,điều hành các doanh nghiệp nhỏ và phối hợp khắc phục hậu quả thiên tai ở những khu vực mà trước đây không thể tiệp cận được.
Việc quản lý và trao đổi dữ liệu với tốc độ cao đã đẩy nhanh chu kỳ sáng tạo, tạo thuận lợi cho sáng tạo tập thể và thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi giữa các công ty,các tổ chức nghiên cứu và cá nhân. Đồng thời, công nghệ số cho phép những người có cùng ý tưởng tạo ra các diễn đàn thực sự để thực hiện các dự án và mục tiêu chung – ví dụ như Diễn đàn dành cho các chủ thể quyền trên trang web của WIPO nhằm hỗ trợ cho cho khoảng 314 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới tiếp cận được với các nội dung được bảo hộ bản quyền.
Các công nghệ mới đang tạo ra một xã hội toàn cầu thực thụ. Hệ thống sở hữu trí tuệ là một phần trong quá trình kết nối này. Hệ thống này đang tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin – ví dụ sự phong phú của các bí quyết công nghệ chứa trong các ngân hàng dữ liệu miễn phí của WIPO,tạo khuôn khổ cho việc thương mại hóa và phổ biến công nghệ,khuyến khích sáng tạo và cạnh tranh. Hệ thống này cũng giúp tạo dựng sự hợp tác cần thiết để giải quyết các thách thức toàn cầu đáng lo ngại mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt như biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng.
WIPO luôn nỗ lực để bảo đảm rằng hệ thống sở hữu trí tuệ tiếp tục phục vụ mục tiêu cơ bản nhất của mình là thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới và tất cả mọi người đều được hưở ng lợi từ hệ thống này – qua đó, giúp đưa thế giới trở thành gần gũi hơn.

‘Bóng đen bản quyền’ bao trùm tháng 3.


avatarApple khởi kiện HTC, Microsoft bị bắt vạ 240 triệu USD, Nokia đòi Apple đền bù 1,8 tỷ USD… tất cả đều liên quan đến việc vi phạm bản quyền.

Bóng đen bản quyền đầu tiên trong tháng 3 mở màn với việc, hãng công nghệ Mỹ Apple đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) kiện hãng di động Đài Loan HTC với cáo buộc HTC đã “ăn cắp” 20 sáng chế của họ.

Nhiều vụ kiện

Sự việc này được nhiều chuyên gia đánh giá là nhắm chĩa mũi nhọn đến sản phẩm Nexus One của Google vốn do HTC sản xuất.

Các điều khoản mà Apple trình bày trong đơn kiện đều liên quan đến các bản quyền sáng chế, mà họ đã đăng ký cho iPhone trước đây. Apple cho rằng, HTC đã sao chép các công nghệ của họ và áp dụng nó trên các dòng di động của mình.

Các chi tiết được nhắc đến bao gồm: vi kiến trúc, thiết kế phần cứng, giải mã âm thanh, giao diện màn hình cảm ứng, các tác vụ cảm ứng đa điểm .. hay kể cả các thao tác duyệt web, cuộn trang… .

Ngay sau vụ kiện của Apple với HTC, kháng cáo thất bại, Microsoft đã bị tòa án Mỹ phạt 240 triệu USD. Microsoft từng bị cấm bán Word và các bản Office có chứa Word kể từ tháng 1/2010 đồng thời bị phạt 200 triệu USD.

box-1SD

Microsoft sẽ phải ngừng bán các bản Word và Office có chứa Word.

Microsoft đã bị công ty có tên là i4i kiện vì đã vi phạm một trong các bằng sáng chế của i4i với tính năng tùy chỉnh XML trong Word. Bản quyền sáng chế trong vụ án được cấp cho I4i vào tháng 7/1998, bằng số 5,787,449.

Theo phán quyết của tòa án, công nghệ vi phạm bao gồm “tất cả các sản phẩm Microsoft Word có khả năng mở file XML, .DOCX hay .DOCM có chứa XML tùy chỉnh”.

Microsoft sẽ phải ngừng bán các bản Word và Office có chứa Word trong vòng 6 tuần nữa. Microsoft vẫn còn có thể kháng cáo lên 1 tòa án khác nếu muốn.

Trong khi đó, theo Reuters và một số nguồn tin giấu tên khác, Nokia đòi Apple phải đền bù 1,8 tỷ USD Mỹ vì đã sử dụng công nghệ của họ không xin phép cho dù đến năm 2012, tòa án mới đưa ra phán quyết về những cáo buộc vi phạm bản quyền của Nokia và Apple.

applevsnokiaSD

Nokia đòi Apple phải đền bù 1.8 tỷ đô la Mỹ vì đã sử dụng công nghệ của họ không xin phép.

Vào cuối năm ngoái, Nokia đã kiện Apple xâm phạm 10 bản quyền sáng chế của họ để đưa vào trong iPhone. Con số này sau đó đã tăng lên 17, sau khi Nokia tiếp tục cáo buộc “Quả táo” đã sử dụng 7 bằng sáng chế của Nokia để thiết kế giao diện người dùng, camera, ăng ten và quản lý nguồn điện- những điểm được coi là công nghệ quan trọng, tạo nên thành công của Apple với sản phẩm tốt, giảm chi phí, thiết kế gọn và pin khỏe.

Mặt trái của cây gậy bản quyền

Sự kiện bản quyền trong tháng 3 mở ra hai kịch bản cho thế giới công nghệ. Một là, các công ty đã cạn kiệt năng lực cạnh tranh bằng chính trí tuệ của mình và sử dụng đến cây gậy “bản quyền” nhằm hạ gục đối phương. Nếu như vậy, người dùng sẽ không được lợi gì vì chẳng có tiến bộ nào được đưa vào sản phẩm.

Còn nếu các vụ kiện là thực chất, thì thật may mắn, vì đây sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hãng công nghệ đầu tư chất xám cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt và sòng phẳng và các tiến bộ cứ theo đà đó đưa vào cuộc sống.

Thời gian qua, thế giới số chứng kiến nhiều cuộc bứt phát trên nhiều lĩnh vực: máy ảnh số, laptop, thiết bị giải trí tivi, máy nghe nhạc… Điện thoại di động không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông lớn Apple đang bị người tiêu dùng kêu là bần tiện vì lạm dụng ở hữu trí tuệ của công nghệ cảm ứng để “lộng hành”.

Với thế mạnh là nắm trong tay công nghệ cảm ứng đa chạm tốt nhất, hãng đã tìm cách đảm bảo vòng đời sản phẩm kéo dài từ một đến một năm rưỡi bằng cách “găm hàng” các công nghệ khác. Cụ thể, trong khi các smartphone của các hãng khác đều sớm có chức năng copy – paste, thì mãi đến khi tung ra bản iPhone OS 3.0 cho iPhone 3G, 3Gs hãng này mới có.

Trong khi hầu hết các đối thủ khác đều đã “đa nhiệm”, theo tin đồn mới đây, sẽ có khả năng này. Rất có thể, đến lúc đó, iPhone 3G sẽ bị chính Apple dìm chết bằng cách không trang bị đa nhiệm, giống như cách mà “Quả táo” đã làm với iPhone 2G, khi đặt phiên bản này ngoài vòng nâng cấp lên iPhone OS 3.0.

Thơ hay thật mà người thì… hay giả


TT – Trong mấy ngày qua, cái tên “nhà thơ nữ VN Đào Kim Hoa” được các blogger ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan ngợi ca liên tục khi chính những vần thơ của bà đã làm blog của Hồng Đức Thanh (Đài Loan) đoạt giải thưởng blog tiếng Hoa xuất sắc nhất toàn cầu lần thứ tư.

Có một chút hương trong mơ, cho đá mềm đi cho núi ấm lên – thơ của nhà thơ nữ VN Ðào Kim Hoa” là tiêu đề blog của Hồng Ðức Thanh được in thành tập sách Bạn phải đến VN vừa ra mắt độc giả Ðài Loan ngày 11-6, lại tiếp tục tạo nên “làn sóng hâm mộ” của công dân mạng. Thế nhưng, khi tìm đọc những bài thơ của Ðào Kim Hoa, nhà văn – nhà báo Trang Hạ phát hiện đó thực chất là thơ của Hữu Thỉnh (Thư mùa đông, Thơ viết ở biển) và Lò Ngân Sủn (Người đẹp, Ðứng trước em). Câu thơ dùng làm tiêu đề trên blog của Hồng Ðức Thanh thực chất là câu thơ trong bài Thư mùa đông của Hữu Thỉnh.

Vậy Ðào Kim Hoa là ai? Theo chúng tôi được biết, Ðào Kim Hoa chưa bao giờ được nhắc đến với tư cách là một nhà thơ, mà những nhà văn hội viên từng đi nước ngoài đều biết bà công tác ở ban đối ngoại Hội Nhà văn VN. Bà Hoa cũng là hội viên Hội Nhà văn VN sinh hoạt ở mảng dịch thuật. Thế tại sao “thơ hay của Ðào Kim Hoa” lại phổ biến rộng khắp trên blog tiếng Hoa? Tìm hiểu thì hóa ra vào tháng 9-2001, bà Ðào Kim Hoa với tư cách là một nhà thơ VN (mà hành trang là bốn bài thơ của Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn) đã tham dự Festival thơ quốc tế Ðài Bắc. Nhà thơ – dịch giả Trần Lê (Ðài Loan) là người đã chuyển ngữ bốn bài thơ trên sang tiếng Hoa.

Có một chi tiết hết sức thú vị là khi vào Google tìm kiếm từ khóa tên “nữ nhà thơ Ðào Kim Hoa” thì hiển thị hơn 20.000 trang tiếng Hoa liên quan, còn trang tiếng Việt rất lèo tèo, chủ yếu là thông tin về vụ “xìcăngđan đạo thơ” này. Ðạo thơ, mạo danh hay có sự nhầm lẫn như bà Hoa nói? Có lẽ nào ban tổ chức mời đích danh một người đến dự festival thơ chỉ để… đọc thơ người khác? Câu kết luận còn bỏ ngỏ, điều khiến chúng ta vừa cảm thấy hài hước vừa xót xa là những lời ca ngợi hồn nhiên thơ Việt kia đã… trao tặng nhầm người.

Chúng ta cũng thấy người thì giả danh nhưng thơ hay là có thật, tất nhiên không chỉ ở bốn bài thơ (mượn mà không hỏi) này mà còn ở những bài thơ khác của những nhà thơ khác. Ở đây chúng ta có quyền đặt câu hỏi rằng liệu lâu nay có sự khuất tất nào ở “cửa đi nước ngoài” của các nhà thơ, nhà văn VN hay không? Tại sao với những chương trình lớn như festival thơ quốc tế đầu tiên (Liên hoan thơ Ðài Bắc lần 2) với chủ đề “Kinh đô thơ năm mở đầu – vinh danh thi ca châu Á-Thái Bình Dương” lại không được phổ biến rộng rãi, không có sự xét chọn công khai?

Phía đơn vị tổ chức là Ðài Loan khi phát hiện vụ này, họ sẽ nghĩ gì về nhà thơ và đất nước VN? Họ muốn mời một nhà thơ “chính hiệu” đến “kinh đô thơ” dự lãm hay mời một cán bộ đối ngoại của Hội Nhà văn VN? Và còn niềm tin, tình cảm yêu thương mà những công dân mạng tiếng Hoa đã trót dành cho một “nhà thơ nữ VN”? Họ đâu biết rằng VN còn nhiều nhà thơ đương thời tài năng khác.

Giờ đây có lẽ cách sửa sai tốt nhất là giới thiệu thơ hay VN ra nước ngoài nhiều hơn nữa. Tất nhiên là thơ phải đúng người, tránh tình trạng thơ thì hay thật mà người thì… hay giả (!).

TRẦN NHÃ THỤY – Báo tuổi trẻ

——————————————————————————

Nhà văn Nguyễn Trí Huân:
Tôi hi vọng đây chỉ là sự nhầm lẫn

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh “nghi án” này, nhà văn NGUYỄN TRÍ HUÂN – phó chủ tịch kiêm trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn VN – cho biết:

- Báo chí vừa đưa tin, vừa qua lại là hai ngày nghỉ nên tôi chưa nhận được báo cáo chính thức. Tuy nhiên chiều 20-6, chị Ðoàn Thị Lam Luyến – giám đốc Trung tâm bản quyền của hội, và anh Trần Hữu Tòng – phó ban kiểm tra – đã gọi điện cho tôi để báo cáo miệng và đề nghị làm rõ vụ việc. Tôi đã gọi điện cho chị Ðào Kim Hoa yêu cầu giải trình trong khi chờ đợi văn bản giải trình chính thức. Chị Ðào Kim Hoa đã giải trình qua điện thoại cho tôi – với tư cách trưởng ban kiểm tra của Hội Nhà văn như sau:

Tháng 9-2001, chị Ðào Kim Hoa có nhận được giấy mời đích danh đi dự trại sáng tác văn học tại Ðài Bắc, thời gian một tháng. (Là phó ban đối ngoại của Hội Nhà văn rất nhiều năm nay, chị Hoa tham dự các chuyến công tác nước ngoài cùng các nhà văn VN là rất bình thường. Có điều tôi hơi ngạc nhiên là lần này phía bạn mời đích danh chị Hoa đi dự trại sáng tác).

Trong khoảng thời gian ở trại sáng tác, ban tổ chức có mở một festival thơ và chị Hoa có lên đọc thơ. Trước khi đọc, chị có nói rõ: “Tôi có làm thơ nhưng không hay, sau đây tôi xin đọc bốn bài thơ của hai nhà thơ rất nổi tiếng của VN” và đã đọc thơ của anh Hữu Thỉnh và anh Lò Ngân Sủn. Sau mỗi bài thơ, chị đều có nói rõ chị (cùng một dịch giả Mỹ mà tôi quên tên) là người dịch bài thơ. Chị Hoa rất bất ngờ về những thông tin mà báo chí vừa đưa ra.

Tôi cũng đã yêu cầu chị Trinh Bảo – phó tổng biên tập báo Văn Nghệ, một dịch giả tiếng Trung – kiểm tra xem có thể trong tiếng Trung “dịch giả” có khi nào bị phát âm hay viết lẫn với “tác giả” không. Nhưng chị Trinh Bảo nói rằng khả năng đó rất khó xảy ra.

* Nhưng thưa ông, làm sao có thể chỉ từ buổi đọc thơ mà phía Ðài Loan lại có văn bản để in. Ở nước ngoài, chuyện bản quyền rất chặt chẽ, chắc chắn phải có văn bản thỏa thuận chính thức thì người ta mới dám dịch, in và phát hành rộng rãi như vậy?

- Thứ hai (tức hôm nay 22-6 – PV) này, Hội Nhà văn sẽ có công văn sang phía Ðài Loan để nhờ cung cấp thông tin về tất cả những tình tiết, người và việc liên quan. Nhưng theo tôi, trong trường hợp này, các nhà thơ bị “cầm nhầm” mất ít mà chị Hoa mất nhiều: danh dự, uy tín, sự nghiệp…

Chị Hoa là người thực hiện chuyến đi một mình, nên những gì xảy ra trong chuyến đi chỉ có chị Hoa là người biết rõ nhất. Vì thế chị Hoa có quyền và nghĩa vụ phải chủ động liên lạc với cơ quan, đối tác đã mời mình để yêu cầu xác nhận lại những thông tin mà chị Hoa cho là chưa chuẩn xác. Chị Hoa nói có cung cấp bản dịch tiếng Anh của bốn bài thơ đó cho phía Ðài Loan, ghi rõ tác giả ở trên và hai dịch giả ở dưới, văn bản đó, nếu có, phải được đưa ra làm bằng chứng xác nhận.

Chị Hoa cũng cần phải chủ động liên lạc với dịch giả Trần Lê để xác minh tất cả thông tin mà báo chí Ðài Loan đã đưa theo bản dịch của dịch giả này.

* Thưa ông, còn nếu tất cả những cáo buộc về việc dịch giả Ðào Kim Hoa là sự thật?

- Thì không thể chấp nhận được. Vì anh Hữu Thỉnh thì quá nổi tiếng ở VN, lại là lãnh đạo trực tiếp ở cơ quan chị Hoa; anh Lò Ngân Sủn cũng nổi tiếng, lại từng cùng cơ quan Hội Nhà văn. Bốn bài thơ của hai anh hầu như ai yêu thơ ở VN cũng thuộc. “Cầm nhầm” thơ con cóc của Nguyễn Trí Huân thì không ai biết, chứ cầm nhầm thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn thì khác gì tự sát trong văn chương. Cho nên tôi vẫn hi vọng đấy chỉ là sự nhầm lẫn.

Nếu là sự thật, ngoài việc phải nhận những hình thức kỷ luật với tư cách hội viên Hội Nhà văn, chị Hoa còn phải đối mặt với công luận và với lương tâm mình, đó mới là sự trừng phạt nặng nề nhất.

Bà Đào Kim Hoa kêu oan


Việc dịch giả Đào Kim Hoa bị nghi “đạo” bốn bài thơ: Thư mùa đông, Thơ viết ở biển, Người đẹp, Đứng trước em của hai nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn để được vinh danh tại Festival thơ quốc tế Đài Bắc và sau đó nhận được sự hâm mộ của nhiều người yêu thơ các nước châu Á đang khiến làng văn chương trong nước xôn xao và bất bình.

Người trong cuộc kêu “oan”

Trong khi giới văn chương phẫn nộ thì người trong cuộc, bà Đào Kim Hoa, chỉ cho đó là một sự hiểu lầm. Theo bà Hoa, bà được mời tham dự festival thơ quốc tế tại Đài Bắc năm 2001 hoàn toàn với tư cách cá nhân chứ không phải do Hội Nhà văn Việt Nam cử đi, dù bà luôn giới thiệu mình là nhà thơ – dịch giả chứ chưa bao giờ giới thiệu mình là nhà thơ.

Trả lời thắc mắc rằng tại sao một dịch giả lại được mời tham dự một festival về thơ ca, bà Hoa cho rằng vì bà làm ở Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam nên có quen với điều phối viên của chương trình và được mời trực tiếp nhờ mối quan hệ đó.

“Ban tổ chức đã yêu cầu mỗi nhà thơ phải gửi 4 bài thơ, tôi đã email lại là tôi không có thơ. Thơ tôi đã gửi cho ban tổ chức là 2 bài của nhà thơ Lò Ngân Sủn: Đứng trước emNgười đẹp (Standing before you; Beautiful woman – Translated by Dao Kim Hoa and Joseph Duemer) và một chùm thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: Thư mùa đông, Thơ viết ở biển, Đợi, Hỏi, Tạm biệt Sầm Sơn, Thơ dưới mái hiên (Winter letter; Poem written by the sea; Waiting; Questions; Good-bye beach Sam Son; Poem under the porch roof – Translated by Dao Kim Hoa and Joseph Duemer)”- bà Hoa trần tình với báo chí.

Cũng theo bà Hoa, trong khuôn khổ festival, bà đã đọc bốn bài thơ trên và cũng nói rõ đây là tác phẩm của hai nhà thơ nổi tiếng Việt Nam là Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn…

Bà Hoa khẳng định: “Tôi không biết tiếng Trung, dịch giả Trần Lê chưa bao giờ liên hệ với tôi. Về nguyên tắc, tôi có tác quyền với bản dịch tiếng Anh, khi chuyển ngữ sang tiếng khác, tôi cũng cần được hỏi ý kiến. Nếu như họ liên hệ với chúng tôi trước khi chuyển ngữ, chắc chắn sẽ không có sự nhầm lẫn tai hại như bài báo đã nêu”.

Thậm chí bà Hoa còn cho biết, trước khi đến Đài Bắc, bà đã xin phép nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn được mang thơ tham dự festival. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cả hai nhà thơ này đều phủ định việc đồng ý cho bà Hoa mang thơ của mình đi tham dự festival thơ ở nước ngoài.

Bà Đào Kim Hoa không thành thật?

Trong khi bà Đào Kim Hoa chỉ xem sự việc đang gây ồn ào của mình là sự hiểu nhầm thì dịch giả Trần Lê (Đài Loan), trong cuộc trao đổi với nhà văn Trang Hạ, cho rằng theo những gì dịch giả này được biết thì chưa bao giờ bà Đào Kim Hoa cho phía ban tổ chức biết sự thật rằng bà không phải là tác giả của bốn bài thơ gửi đến festival. Dịch giả này cũng cho rằng bà Đào Kim Hoa đã chiếm một suất mời của nhà thơ Việt Nam tại festival thơ này và hành vi của bà Hoa là không thành thật.

Trong tuyển tập thơ của các nhà thơ nước ngoài tới Đài Loan, “nhà thơ” Đào Kim Hoa được giới thiệu trang trọng 10 trang, trong đó ngoài lý lịch, ảnh chân dung, tác phẩm tiêu biểu… còn bốn bài thơ của bà. Tất cả những bài thơ này đều do chính bà Đào Kim Hoa cung cấp cho ban tổ chức bằng tiếng Anh và được biết, bà Hoa đã ký một bản hợp đồng bản quyền với ban tổ chức vào trước ngày đi, trong đó có cam kết bốn bài thơ này là do bà sáng tác.

Phía Đài Loan cho biết sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam những văn bản quan trọng chứng thực sự việc, như: hồ sơ, các bản fax, các hợp đồng bản quyền, để chứng tỏ sự làm việc nghiêm túc, tôn trọng tác quyền của phía Đài Loan. Những nhà văn, nhà thơ Đài Loan góp phần tổ chức nên festival tôn vinh thơ Đài Bắc đã vô cùng sửng sốt và thậm chí không thể tin nổi vụ việc này. Khi được thông báo sự việc này, họ đều lấy làm tiếc cho chương trình tưởng đã toàn vẹn, thành công, gây tiếng vang trong làng thơ quốc tế.

—————————————————————————–

Hội Nhà văn yêu cầu bà Hoa giải trình

Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam cho biết đã yêu cầu bà Đào Kim Hoa giải trình và nếu những cáo buộc về việc dịch giả Đào Kim Hoa “cầm nhầm” tác phẩm của người khác là đúng thì sẽ phải nhận hình thức kỷ luật của hội.

Theo nhà văn Nguyễn Trí Huân, bà Đào Kim Hoa là người thực hiện chuyến đi một mình nên những gì xảy ra trong chuyến đi này, chỉ bà Đào Kim Hoa là rõ nhất. Vì thế, bà Đào Kim Hoa có nghĩa vụ liên lạc với đối tác đã mời mình để yêu cầu xác nhận những thông tin chưa chuẩn xác. Nếu bà Đào Kim Hoa cung cấp bản dịch tiếng Anh của bốn bài thơ cho phía Đài Loan, trong đó ghi rõ tên tác giả và dịch giả thì phải đưa bản dịch đó ra làm bằng chứng.

Một trong những yêu cầu nữa mà Hội Nhà văn đưa ra đối với bà Đào Kim Hoa là phải chủ động liên lạc với dịch giả Trần Lê để xác minh những thông tin mà báo chí Đài Loan đã đưa theo bản dịch của dịch giả này.

“Nghi án” bà Đào Kim Hoa “cầm nhầm” thơ: Sẽ sớm xử lý


Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 23-6, nhà văn Nguyễn Trí Huân – phó chủ tịch Hội Nhà văn VN, cho biết: “Ban kiểm tra của hội đang khẩn trương kiểm tra các tài liệu, chứng cứ liên quan về việc bà Đào Kim Hoa “cầm nhầm” thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn và cho xuất bản tại Đài Loan.

Vụ việc sẽ được xác minh và xử lý sớm, nghiêm minh nhưng cũng hết sức thận trọng, tế nhị để tránh gây oan ức cho người trong cuộc.

Cũng trong chiều qua, bà Đào Kim Hoa khẳng định với Tuổi Trẻ: “Tất cả những gì cần nói tôi đã nói hết trên báo chí cũng như tường trình với ban kiểm tra, tôi không muốn nói thêm bất cứ điều gì”.

Trong khi đó, trên các diễn đàn Internet ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục đến nay vẫn chưa có phản ứng gì về vụ bà Đào Kim Hoa đã “mượn” thơ của hai nhà thơ Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn. Thậm chí các bài thơ này vẫn được chuyền tay nhau trên các mạng Internet ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Điển hình như trên trang mạng Baidu (http://hi.baidu.cn) – mạng tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc và mạng thơ ca trên mạng (http://www.chinapoesy.com), tên bà Đào Kim Hoa – “thi nhân của VN” và các bài thơ đã được dịch ra tiếng Hoa vẫn còn tồn tại.

Được biết bà Đào Kim Hoa tham dự trại sáng tác Đài Bắc tháng 9-2001 với tư cách nhà thơ, trong khi năm 2001 bà công tác ở Hội Nhà văn với chức danh nhân viên ban đối ngoại. Cũng trong năm 2001 bà làm đơn xin vào Hội Nhà văn nhưng đã bị bác, năm 2002 bà Hoa mới được kết nạp vào hội với tác phẩm dịch Kalevala (sử thi Phần Lan) từ tiếng Anh.

Tiếp tục phát hiện doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm


small_263964SD

TinMoiVừa qua Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( Bộ Công An) đã tiến hành thanh tra và phát hiện có vi phạm bản quyền phần mềm tại công ty Cổ phần Nam Hà Việt, địa chỉ tại khu CN Tân Bình, Tp. HCM.

Trong cuộc thanh tra bản quyền phần mềm được tiến hành tại Công ty Cổ phần Nam Hà Việt (NAHAVI) – kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép, có trụ sở tại khu CN Tân Bình, TP.HCM, Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra 50 máy tính sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt đều không có bản quyền.

Cụ thể: 50 phần mềm Microsoft Window XP Profesional 2002, 49 phần mềm Microsoft Office 2003 và rất nhiều các phần mềm của Lạc Việt MTD 2002 và các phần mềm khác như Adobe Photoshop CS, Adobe Acrobat Pro 7 được cài đặt bất hợp pháp trong 50 máy tính của NAHAVI.

Trước những chứng cứ trên, đại diện công ty NAHAVI là ông Đinh Duy Hưng – Trợ lý Giám đốc đã ký vào Biên bản thanh tra thừa nhận hành vi sao chép, cài đặt các phần mềm trên chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu là vi phạm pháp luật. Đoàn Thanh tra liên ngành đã yêu cầu công ty NAHAVI chất dứt hành vi vi phạm, dỡ bỏ toàn bộ các phần mềm không có bản quyền trong vòng 5 ngày và làm việc với các chủ sở hữu để hợp thức hóa các phần mềm vi phạm trên.

Năm 2008- 2009 được xem là một năm ảm đạm của ngành phần mềm Việt Nam do tác động của cơn lốc suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ cuối năm 2009, những tia sáng về sự khởi sắc của ngành phần mềm Việt Nam đã mang đến hi vọng một năm tỏa sáng của ngành phần mềm trong năm 2010.

Để đạt được mục tiêu năm 2010 ngành phần mềm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 35-40%, doanh thu đạt trên 800 triệu USD thì vẫn cần nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ, các ban ngành để ngành phần mềm có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, trong đó, bản quyền phần mềm được thiết chặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp phần mềm nội thu được lợi nhuận, tái đầu tư, tạo đã cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Bắt đầu thanh tra bản quyền phần mềm các doanh nghiệp nhỏ


Công tác thanh tra bản quyền phần mềm bước sang năm thứ 7 và bắt đầu được thực hiện triệt để đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 100% vốn trong nước.

Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, một tín hiệu tích cực có thể thấy rõ là rất nhiều doanh nghiệp liên doanh, các công ty Nhà nước lớn đã chấp hành tốt việc tuân thủ quyền tác giả phần mềm. Ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của cộng đồng doanh nghiệp đã cải thiện nhiều.

“Tuy vậy, đối với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng vi phạm tràn lan hơn do vẫn còn tâm lý ỷ lại cho rằng việc thanh tra chỉ thực hiện ở các doanh nghiệp lớn. Chúng tôi khẳng định rằng hoạt động thanh tra đã, đang và sẽ đựơc thực hiện một cách công bằng, toàn diện trên tất cả các loại hình doanh nghiệp”, ông Thành nói.

Ông Thành cho biết, ngày 25/3 vừa qua, Đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công An) đã tiến hành thanh tra doanh nghiệp nhỏ và vừa, 100% vốn trong nước đầu tiên là công ty Cổ phần Nam Hà Việt (NAHAVI) chuyên kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tân Bình, TP. HCM.

Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt đều không có bản quyền. 50 phần mềm Microsoft Window XP Profesional 2002, 49 phần mềm Microsoft Office 2003 và rất nhiều các phần mềm khác như Lạc Việt MTD 2002, Adobe Photoshop CS, Adobe Acrobat Pro 7 được cài đặt bất hợp pháp trong 50 máy tính của NAHAVI.

Đoàn Thanh tra liên ngành đã yêu cầu công ty NAHAVI chất dứt hành vi vi phạm, dỡ bỏ toàn bộ các phần mềm không có bản quyền trong vòng 05 ngày và làm việc với các chủ sở hữu để hợp thức hóa các phần mềm vi phạm trên.

“Chiến dịch Thanh tra bản quyền phần mềm đã bước sang năm thứ 7 và chúng tôi sẽ ngày càng mở rộng các hình thức thanh tra triệt để hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới trên tất cả các lĩnh vực”, ông Thành cho biết thêm

Năm 2010, thanh tra bản quyền phần mềm mạnh hơn


Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát hiện nhiều vi phạm bản quyền phần mềm tại hai công ty thiết kế; tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trong năm 2010.

Đại diện Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết cơ quan này vừa tiến hành thanh tra việc sử dụng phần mềm tại Công ty thiết kế xây dựng DCM có trụ sở tại TP.HCM. Kết quả thanh tra phát hiện thấy công ty DCM đã sử dụng nhiều phần mềm không có bản quyền, từ các phần mềm phổ thông như Windows XP, Microsoft Office hay từ điển Lạc Việt đến các phần mềm chuyên dụng như Autodesk Architecture, Autodesk 3DS Max, AutoCAD 2009, AutoCAD 2008, AutoCAD 2007. Số phần mềm vi phạm được phát hiện tại công ty này ước tính có trị giá khoảng 800 triệu đồng.

Trước đó, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã thanh tra bản quyền phần mềm tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế dầu khí (PV Engineering) có trụ sở tại TP.HCM. Sau khi kiểm tra 71 máy tính, đoàn thanh tra phát hiện PV Engineering đã sử dụng nhiều phần mềm chuyên dụng về thiết kế không có bản quyền như: AutoCAD 2007, Auto CAD 2004 và cả phần mềm do công ty trong nước phát triển như từ điển Lạc Việt.

Thời gian tới, theo đ ại diện Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hoạt động thanh tra sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các đối tượng doanh nghiệp nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền.

Hai hãng hàng không tranh nhau thương hiệu VietAir


vnaSDHãng hàng không tư nhân Vietjet Air nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu VietAir, trong khi Vietnam Airlines lại được Thủ tướng đồng ý cho thành lập hãng hàng không với tên tương tự – Viet Air (có dấu cách).

Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu VietAir, trong khi Vietnam Airlines lại được Thủ tướng đồng ý cho thành lập hãng hàng không với tên tương tự – Viet Air (có dấu cách).

(Vietnam Airlines đang giữ vị trí anh cả trên thị trường hàng không VN. Ảnh: Hoàng Hà.)

Thương hiệu VietAir đã được Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air đăng ký bảo hộ độc quyền. Do vậy, Vietnam Airlines vội gửi đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị không cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu VietAir cho phía Vietjet Air.

Cái lý mà Vietnam Airlines đưa ra để phản đối là từ năm 1992 đến nay, hãng đã sử dụng thương hiệu Viet Air trên một số chặng bay quốc tế. Do vậy, xét về góc độ thời gian, Vietnam Airlines đã sử dụng nhãn hiệu Viet Air trước cả khi Công ty cổ phần Vietjet thành lập. Điểm khác duy nhất giữa 2 thương hiệu là, chữ VietAir mà Vietjet xin cấp viết liền còn thương hiệu mà Vietnam Airlines sử dụng viết rời (Viet Air). Tuy nhiên, cách đọc lại giống nhau nên Vietnam Airlines lo ngại người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, một quan chức Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cho biết nhãn hiệu VietAir chưa cấp cho doanh nghiệp nào cả. Vietjet Air mới nộp đơn xin nhưng cũng chưa được duyệt. Về phía Vietnam Airlines, Cục cũng xem xét hồ sơ trên cơ sở chứng cứ như hãng đã sử dụng thương hiệu Viet Air chưa, bay đi những nước nào… “Hiện tại, tôi khẳng định thương hiệu VietAir trên chưa cấp cho hãng nào cả”, ông nói.

Theo vị quan chức này những chuyện tranh chấp tương tự như thế này vẫn thường xuyên xảy ra. Do đó, Cục sẽ căn cứ vào các yếu tố như đơn vị nào nộp đơn trước, doanh nghiệp nào đang sử dụng và phương hiệu này có rộng rãi, phổ biến hay không… trước khi có kết luận cuối cùng.

Đây là tranh chấp mới nhất trong quan hệ giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air xảy ra. Trước đó, đại gia chiếm thị phần thống lĩnh trên thị trường hàng không nội địa đã có văn bản đề nghị Chính phủ không thông qua thương vụ bán 30% cổ phần của Vietjet Air cho đối tác ngoại Air Asia.

Vietnam Airlines lo ngại một khi AirAsia tham gia với 30% cổ phần trong Vietjet Airlines, thị trường sẽ xáo trộn. Với tiềm lực của mình, AirAsia đã có kế hoạch hợp tác với hãng giá rẻ của Australia – Jetstar thành lập liên minh các hãng hàng không chi phí thấp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có chiến lược mở rộng mạng lưới trong khu vực. Như vậy, việc AirAsia đầu tư vào Vietjet Air thực sự là mối lo với thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, hồi tuần trước, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi Chính phủ bày tỏ quan điểm ủng hộ thương vụ mua bán này với lý do Luật Hàng không không cấm Vietjet Air bán 30% cổ phần.

VN hiện có 7 hãng hàng không tham gia trên trục nội địa, gồm 3 hãng đang hoạt động – Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vasco; 4 hãng hàng không tư nhân khác được cấp giấy phép là Vietjet Air, Indochina Airlines, Mekong Aviation và Viet Air. Trong đó, Indochina Airlines đã dừng bay sau một năm cất cánh. Vietjet Air dự kiến thực hiện chuyến bay thương mại vào tháng 5 này. Hai hãng khác là Mekong Aviation và Viet Air chưa có động thái nào cho thấy thời điểm bay.

Chia tiền tác quyền nhạc chuông, nhạc chờ như thế nào?


156494232

Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đang gặp rắc rối trong việc chia tiền tác quyền nhạc chuông, nhạc chờ từ thành viên của chính RIAV!

Bất bình chuyện cào bằng

Ông Nguyễn Duy Khánh, Giám đốc Công ty Nhạc Xanh, ủy viên Ban Chấp hành (BCH) RIAV bức xúc: “Trước đây, khi Công ty Nhạc Xanh ký hợp đồng trực tiếp với Vietnamobile, Vietnam net, VMG… thì mỗi quý thu về 56 triệu đồng/đơn vị. Tuy nhiên, khi là thành viên của RIAV thì số tiền này chỉ còn 15 triệu/tháng trong khi RIAV khai thác tiền tải nhạc chuông, nhạc chờ từ 13 đơn vị mạng di động và website khác nhau. Chính vì vậy, toàn bộ các đơn vị này đều chuyển sang ký hợp đồng với RIAV để được lợi. Chính sách cào bằng như RIAV đang áp dụng hiện nay với các thành viên thì những đơn vị có ca khúc được ưa thích, được tải về máy điện thoại, thiết bị cầm tay, máy vi tính… càng nhiều thì đơn vị đó càng bị thiệt thòi. Trong khi đó, những công ty khác cho dù có số lượng ca khúc lớn, nhưng tỷ lệ tải về không nhiều lại được lợi vì RIAV trả tác quyền dựa theo tỷ lệ số ca khúc mà từng đơn vị sở hữu, không thực hiện việc đối soát – nghĩa là bài hát nào được tải về nhiều thì được chia tiền nhiều – dễ gây bất bình cho các đơn vị thành viên. Ví dụ, công ty A sở hữu 300 ca khúc nhưng có đến 150 ca khúc được tải về nhiều sẽ nhận ít tiền tác quyền hơn công ty B có đến 4.000 ca khúc được RIAV chi trả theo tỷ lệ số đông”.

Cũng theo ông Khánh, Công ty Nhạc Xanh đã nhiều lần đề nghị việc công khai tài chính thu chi về tác quyền và thay đổi cách trả tiền căn cứ theo số lượt truy cập và tải nhạc nhưng BCH RIAV vẫn không có động thái gì để thay đổi.

Khó tầm soát số lượt truy cập…?

Ông Huỳnh Tiết, Giám đốc Bến Thành Audio-Video, ủy viên BCH RIAV lại có ý kiến ngược lại. Theo ông Tiết thì đại diện Công ty Nhạc Xanh tỏ thái độ thiếu hợp tác với RIAV trong việc chi trả tác quyền nhạc chuông, nhạc chờ.

“Theo quy định, hội viên của một tổ chức phi chính phủ ở VN không thể là người nước ngoài hay mang quốc tịch nước ngoài. Trong khi đó, anh Khánh hiện là Việt kiều. Khi đăng ký là ủy viên BCH RIAV, anh Khánh đã không khai rõ lý lịch. Đến nay, BCH RIAV phát hiện vụ việc và sẽ kiến nghị giải quyết trong cuộc họp BCH RIAV tổ chức vào ngày 21.4 tới do Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trần Chiến Thắng kiêm Chủ tịch RIAV chủ trì. Cuộc họp này sẽ giải quyết vấn đề mà Công ty Nhạc Xanh phản ứng về chuyện thu chi tác quyền của RIAV” – ông Huỳnh Tiết phát biểu.

Phó chủ tịch RIAV kiêm Giám đốc Vafaco Trần Ngọc Trí cũng đồng quan điểm với ông Huỳnh Tiết rằng để tầm soát số lượt truy cập và tải nhạc chuông, nhạc chờ trên các mạng di động, website hiện nay là rất khó. Thứ nhất các mạng di động như MobiFone, Viettel, Vinaphone… hay các website phải đồng ý cho cài các phần mềm đếm số lượt tải nhạc – ảnh hưởng ít nhiều đến bí mật kinh doanh. Thứ hai, chi phí để mua các phần mềm đếm số lượt này cộng thêm tiền vận hành, bảo trì… lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng nên RIAV khó mà đảm đương nổi. Mặt khác, do số tiền để tải nhạc chuông, nhạc chờ hiện ở VN là thấp nên không đủ chi phí để triển khai và vận hành phần mềm tầm soát số lượt tải nhạc. Ông Trí khẳng định: “Đây chỉ là sự hiểu lầm và BCH RIAV sẽ giải quyết nội bộ trong cuộc họp ngày 21.4 tới. Tôi nghĩ chuyện sẽ không có gì lớn nếu từng thành viên ngồi lại với nhau, kiến nghị phương án tối ưu trong khả năng có thể để đạt hiệu quả cao nhất”.

Đề cập đến phản ứng của ông Nguyễn Duy Khánh, bà Trương Thị Thu Dung, Phó chủ tịch RIAV kiêm Giám đốc Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông và ông Huỳnh Tiết đều khẳng định: “Thu chi của RIAV đều lập chứng từ, các cuộc họp về chuyện này đều đã thông báo đến các thành viên. Riêng những lần mời họp về chuyện thu chi, ông Khánh đa phần không có mặt do bận việc về Mỹ nên thiếu thông tin. Tại cuộc họp ngày 21.4, vấn đề này cũng được đưa ra công khai với các thành viên của RIAV”.

Đẹp màu áo xanh


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng

Số công bố: 09070817/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Bình Thạnh đi lên


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070818/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Điện Biên xưa và nay


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070819/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Tân Bình xưa và nay


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070820/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Đẹp tình quê hương


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070821/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Thiên đường hạ giới


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070822/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Đà Lạt dấu yêu xưa


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070823/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Sài Gòn kỷ nguyên mới


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070824/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Danh thắng Hạ Long

Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070825/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Theo gót chân người


Tác giả: Nguyễn Minh Hùng (Liên lạc : 0902528661)

Số công bố: 09070826/CB

Số CNBQ: 1620/2008/CNBQ

Đại diện bản quyền: Copyright International

Tự sự


congbotho

Không biết em còn nhớ?

Cây mít, cây mít ngày xưa đã già rồi.

Cây mít, cây mít ấy lắng nghe.

Lắng nghe những điều chúng ta tâm sự.

Cây mít, với những cơn mưa bớt chợt.

Em biết rồi, em có còn nhớ không?

Những cơn mưa đó, mang chúng ta đến.

Đến với nhau, để thỏa mãn tình yêu.

Ngày ấy, em cho anh bao điều để sống.

Nhưng bây giờ chỉ còn lại mình anh.

Mình anh, với mưa bớt chợt Sài Gòn.

Chiều hôm ấy.

Ngày ly tan.

Có lẽ em buồn khi anh không đến.

Ngày tiễn đưa cũng những cơn mưa.

Những cơn mưa cùng anh tiễn đưa.

Tiễn đưa em về miền xa lạ.

Ngày hôm ấy, mình anh với sân ga.

Sân ga buồn trơ trọi cô đơn.

Hai ray buồn thăm thẳm, tiễn em đi.

Những cơn mưa đến.

Mưa trong lòng, hay mưa rửa bớt nhớ nhung.

Anh không biết!

Anh không biết!

Ngày ly tan, ngày ly tan.

————-

Số Công bố: 09070701/CB

Nhớ em


congbotho

Đêm nay trăng kia gần như mờ lại.

Trăng buồn, hay muốn tâm sự cùng anh.

Nhớ em, nhớ em nhiều hơn em nghĩ.

Nhìn vào trăng để tìm ánh mắt em.

ở phương trời ấy em có như anh.

Tìm kiếm mãi, vẫn mãi là tìm kiếm.

Anh thường hỏi tại sao, tại sao vậy?

Tại sao chỉ là chờ đợi và nhớ mong.

Có phải vận mệnh đời anh em nhỉ !

Nên chỉ là Hòn Vọng phải không em?

—————-

Số công bố: 09070702/CB

Nỗi lòng


congbotho

Tình mới chớm, đã vọi vàng xa cách.

Trách chi em, trách cho một cuộc tình.

Rồi mai đây, trong đường tình duyên mới.

Mõi mình ta, với mọi nẽo đường tình.

Buồn không em, hay là yêu quá vọi.

Em sợ rằng, tình sẽ vỡ tan chăng?

Em đâu biết, con sóng nào cũng vỡ.

Nhưng lại rồi, sóng vẫn vỗ ngàn năm.
————————
Số công bố: 09070703/CB

Biểu tượng MoonCats của Công ty Mèo mặt trăng


Biểu tượng Công ty Mèo Mặt trăngTác phẩm là biểu tượng MoonCats của công ty Truyện tranh Mèo mặt trăng.

Chủ sở hữu: Công ty Truyện tranh Mèo mặt trăng

Đại diện Bản quyền: Copyright International

Số GCNBQ: 3883/CN-BQ

Ngày công bố: tháng 11 năm 2008

Số công bố: 08112602/CB

Biểu tượng Hoa hậu Hoàn Vũ


Biểu tượng Hoa hậu hoàn vũ Tác phẩm là biểu tượng Hoa hậu hoàn vũ của công ty Cổ phần Hoàn Vũ.

Chủ sở hữu: Công ty Cổ phần Hoàn Vũ

Đại diện Bản quyền: Copyright International

Số GCNBQ: 2768/CN-BQ

Ngày công bố: tháng 7 năm 2007

Số công bố: 07072803/CB

Biểu tượng Công ty Bình Nam Bắc


bnb Tác phẩm là biểu tượng của công ty Cổ phần Bình Nam Bắc.

Chủ sở hữu: Công ty Cổ phần Bình Nam Bắc

Đại diện Bản quyền: Copyright International

Số GCNBQ: /CN-BQ

Ngày công bố: tháng năm 200

Số công bố: /CB

Biểu tượng Du lịch Việt


Biểu tượng Dulichviet.com.vn của Công ty Cổ phần Du lịch Việt.
Chủ sở hữu: Công ty Cổ phần Du lịch Việt
Ngày cấp giấy CNBQ:
Nơi cấp:
Số GCNBQ:
Ngày công bố: 18/06/2009
Số Công bố: 09061801/CB

Logo Kingston Hotel


logo2Welcome to Kingstonhotel, where your satisfaction is our success.

Experience an upscale boutique suite hotel located at saigon central heart. The prestigious address places the hotel within walking distance of major corporations, restaurants, theatres, museum reunification palace and saigon finest shopping complex. If you’re looking for luxury boutique hotels in saigon City then The kingston hotel is the perfect place for you.

Our 60 superior rooms 32 deluxe and 9 suites are luxurious and richly appointed, many with marble foyers & bathrooms, complimentary high speed internet access. The the kingston hotel offers the finest accommodations and amenities available in saigon.

On your next visit to saigon City , experience style of truly personal service and hospitality that make the Kingston hotel become distintive to others.

Quan Do

Managing Director

———————-

Số Công bố: 09070704/CB

Đăng ký bản quyền


Đăng ký bản quyền là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đứa con tinh thần, thành quả sáng tạo, thành quả trí tuệ của bạn. Đăng ký bản quyền giúp tài sản trí tuệ của bạn được bảo vệ; tránh sự sao chép, đánh cắp, sử dụng mà không xin phép, ngoài ra bạn sẽ có đầy đủ chứng cứ để chứng minh tư cách chủ sở hữu đối với tác phẩm khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra.

Bạn đã sáng tạo và mong muốn đăng ký bản quyền! nhưng còn e ngại về thủ tục đăng ký?

Sẽ rất đơn giản và chưa bao giờ dễ dàng đến thế…

Bạn chỉ cần gọi 08.39118581

hoặc

Đăng ký bản quyền chỉ cần với máy tính và internet

Bạn chỉ cần điền đầy đủ các thông tin sau, kết quả sẽ thật bất ngờ:

Họ và tên

Địa chỉ Email

Số Điện thoại

Tác phẩm đăng ký

File đính kèm (nếu có)

Thông tin thêm

Độc quyền thương hiệu

Thương hiệu từ lâu đã trở thành một khái niệm không còn lạ lẫm gì đối với mỗi chúng ta. Có thể nói rằng trong từng phút từng giây chúng ta luôn “va cham” với thương hiệu: Khi nhắc đến KFC chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến món gà rán béo ngậy, nói đến Cocacola bạn sẽ hình dung ra hình ảnh một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát có ga, hay gần gũi hơn khi bạn chọn một chiếc máy tính xách tay thì Apple sẽ là cái tên được xướng lên đầu tiên với hình ảnh quả táo bị cắn dở thật ấn tượng.

kfcapplecoca

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Theo hiệp hội Maketting Hoa Kỳ, một thương hiệu là ”một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Nói một cách nôm na thì thương hiệu là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng của một doanh nghiệp, là những thuộc tính mang tính chất tích cực mà người tiêu dùng nghĩ đến khi liên tưởng về một công ty hoặc một sản phẩm thông qua hình ảnh, cảm xúc và thông điệp tức thời mà nó mang lại.

Đăng ký thương hiệu sẽ mang lại lợi ích gì cho bạn?

Nếu bạn đã từng là “tín đồ” của một thương hiệu nổi tiếng nào đó thì bạn sẽ dễ tưởng tượng hơn những gía trị mà nó mang lại được cho doanh nghiệp. Bởi lẽ bên cạnh việc gây dựng nên hình ảnh của công ty thì thương hiệu còn là thước đo về vị trí và đẳng cấp của người tiêu dùng trong xã hội. Chính vì những giá trị vô hình đó mà những khoảng lợi nhuận doanh nghiệp bạn có thể thu được là không tưởng. Để được hưởng những thành quả đó, điều đầu tiên mà bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều nên thực hiện đó là đi đăng ký cho thương hiệu của riêng mình.

Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên sự việc đáng tiếc xảy ra đối với võng xếp Duy Lợi khi doanh nghiệp này không đăng ký thương hiệu của mình tại Nhật và rất nhiều những doanh nghiệp lớn nhỏ khác phải gánh chịu những tổn thất nặng nề với nạn hàng giả và mất đi dấu ấn của riêng mình khi không đăng ký thương hiệu. Để tránh những sai lầm cơ bản đó, cách đơn giản nhất là bạn hãy tìm đến một dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình.

Và CIS là chỉ dẫn hợp lý nhất cho tiến trình bảo vệ thương hiệu của bạn.

Để bảo vệ cho thương hiệu của mình bạn có thể đăng ký bảo hộ dưới các hình thức như: đăng ký bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu đối với logo của công ty, tên thương hiệu (công ty), khẩu hiệu và bao bì sản phẩm.

CIS sẽ luôn dõi theo bước đường của doanh nghiệp bạn với sự hỗ trợ tận tình và toàn diện nhất. Bạn sẽ được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc bảo vệ thương hiệu như:

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ thương hiệu
  • Tra cứu sơ bộ khả năng được bảo hộ thương hiệu
  • Tư vấn về phân loại sản phẩm và dịch vụ đăng ký thương hiệu
  • Soạn thảo các thủ tục cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu.

Bảo vệ thương hiệu chính là nền tảng cho sự hưng thịnh của doanh nghiệp, hãy đăng ký bảo vệ thương hiệu trước khi quá muộn!

Bản quyền Logo – Mỹ thuật ứng dụng

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Mỹ thuật ứng dụng là gì?

Không đơn thuần chỉ là một bức tranh đẹp để chiêm ngưỡng hay chỉ là hình khối với cấu trúc phức tạp phục vụ cho những cảm xúc hàn lâm. Mỹ thuật ứng dụng chính là việc mang những tinh túy của nghệ thuật vào ứng dụng trong cuộc sống thường nhật.

mtudMột tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chính là sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Bạn sáng tạo ra được một sản phẩm với những họa tiết và hình khối bắt mắt hay đơn thuần chỉ là một logo, hình ảnh hay biểu tượng độc đáo, bạn khẳng định rằng không thể có một sản phẩm cùng loại nào trên thị trường lại có vẻ ngoài lạ và giàu tính nghệ thuật như vậy. Vậy tại sao bạn không đăng ký ngay những họa tiết mang phong cách và trí tuệ của mình để âm hưởng của bạn mãi sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng?

Nếu bạn còn e ngại thì hãy để CIS giúp đỡ bạn!

Để đăng ký bản quyền ứng dụng ngay từ bây giờ bạn chỉ cần mang đến cho CIS những tài liệu sau:

  • File tác phẩm;
  • 03 Bản sao y CMND/Hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh (tổ chức);
  • Thông tin cụ thể về tác giả: Nơi thường trú, Số điện thoại, Email, Fax;
  • Thông tin liên quan đến tác phẩm: Tên tác phẩm, đã công bố hay chưa công bố, thời gian công bố.

CIS sẽ cung cấp cho bạn các dịch vụ:

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo hộ mỹ thuật ứng dụng
  • Tra cứu sơ bộ khả năng được bảo hộ tác phẩm mĩ thuật ứng dụng
  • Soạn thảo các văn bản phục vụ cho việc đăng ký bảo hộ tác phẩm
  • Đòi lại quyền lợi cho bạn khi tác phẩm được bảo hộ bị xâm phạm
  • Tư vấn cho bạn những dạng bảo hộ liên quan đối với tác phẩm.

Bạn sẽ được gì sau khi đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng?

Sau khi đăng ký tác phảm mỹ thuật ứng dụng bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ đối với tác phẩm của mình. Và lẽ dĩ nhiên bạn được sở hữu nó như một “lá bùa hộ mênh” công hiệu nhất chống lại những hành vi sao chép, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường cũng như khai thác một cách hiệu quả nhất hiệu quả mà nó mang lại. Chính vì vậy, bảo vệ bản quyền mỹ thuật ứng dụng chính góp phần xây dựng nên thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp bạn trong mắt người tiêu dùng.

Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa

Khi nền kinh tế ngày một phát triển thì hàng hóa cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là người tiêu dùng sẽ không thể nhận ra sản phẩm của bạn trong vô số những sản phẩm có mặt trên thị trường nếu trên đó không có những chỉ dẫn và dấu hiệu mang dấu ấn của riêng bạn. Chính vì vậy việc “dán” nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ trở thành điều kiện tiên quyết trong việc khẳng định vị trí của bạn trong nền kinh tế thị trường.

Nhãn hiệu là gì?

cislogoThuật ngữ “nhãn hiệu” đã xuất hiện từ thời xa xưa, ngay từ thời đó các thương lái đã có ý thức phải phân biệt sản phẩm của mình làm ra với sản phẩm của người khác. Thuật ngữ nhãn hiệu “brand” xuất phát từ người Aixơlen cổ đại với nghĩa là đốt cháy “to burn”. Tuy nhiên, sự kiêu hãnh đối với sản phẩm do mình làm ra không hẳn là lý do chính để các thương nhân thời bấy giờ đặt ra thuật ngữ nhãn hiệu. Mà lý do cốt yếu là để cho người tiêu dùng làm quen và sử dụng ngày càng nhiều hơn sản phẩm của họ, cũng như mang “tiếng thơm” đi quảng bá rộng rãi với những người mà họ quen biết, ngày nay việc sử dụng nhãn hiệu có lẽ cũng không nằm ngoài mục đích đó.

Theo Điều 785 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.

Theo giải thích tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác”.

Theo Philip Kotler một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì: “Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.

Tại sao bạn nên đăng ký nhãn hiệu?

Dĩ nhiên việc đăng ký nhãn hiệu là quyền lợi của mỗi cá nhân và tổ chức. Pháp luật cũng không có bất cứ một quy định nào ràng buộc bạn phải đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, bạn hãy thử đặt một câu hỏi ngược lại, khi có đối thủ cạnh tranh không lành mạnh bằng cách sử dụng nhãn hiệu của bạn để gắn vào sản phẩm của họ thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? Bạn làm gì để bảo vệ hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng?

Những vấn đề như vậy sẽ thật là đơn giản nếu như bạn đăng ký nhãn hiệu. Bởi vì sau khi được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì bạn sẽ trở thành chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ và thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đó. Lẽ dĩ nhiên, khi đã trở thành chủ sở hữu đối với nhãn hiệu thì bạn cũng sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và khai thác công dụng mà nó mang lại cho thương hiệu của ban. Điều quan trọng hơn cả mà việc đăng ký nhãn hiệu mang lại đó là nó sẽ trở thành cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ bạn trước tòa khi xảy ra tranh chấp

Bảo vệ Bản quyền Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là gì?

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng vơí phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng bằng cách canh thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình
nhiepanhTuy nhiên, không phải bất kỳ ai sở hữu một chiếc máy ảnh thì đều có thể trở thành một nhiếp ảnh gia.Để có được những bức ảnh đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao các nhà nhiếp ảnh đã phải đánh đổi bằng cả tâm huyết, thời gian và sự sáng tạo không mệt mỏi của mình. Chính vì vậy việc sao chép hay chiếm dụng những sản phẩm nghệ thuật đó là hành vi không thể chấp nhận được.

Bạn phải làm gì khi tác phẩm mình bị xâm hại?

Theo quy định của pháp luật thì nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền và bản quyền nhiếp ảnh phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phải thông qua bất kỳ một trình tự thủ tục pháp lý nào. Do đó về mặt nguyên tắc bạn có thể nhân danh tác giả để đứng ra đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Nhưng thực tế thì không bao giờ dễ dàng như vậy, bởi lẽ những kẻ cắp thường là những tên cứng đầu và tinh vi. Vì thế mà bạn thường phải sử dụng giải pháp cuối cùng là nhờ sự can thiệp của tòa án. Nếu vậy thì bạn lại tiếp tục rơi vào một rắc rối khác vì trách nhiệm chứng minh thuộc về người yêu cầu và chính bạn mới là người phải cung cấp đầy đủ những chứng cứ cấn thiết để chứng minh lẽ phải thuộc về mình. Có lẽ đến lúc này bạn mới nhận ra được rằng việc không đăng ký bản quyền nhiếp ảnh là một sai lầm lớn. Bởi vậy, thật không ngoa, nếu có ai đó cho rằng văn bằng bảo hộ là “giấy khai sinh” cho “những đứa con tinh thần” của bạn.

Làm thế nào để bảo vệ được tốt nhất “những đứa con tinh thần” của bạn?

Giải pháp thật đơn giản, bạn chỉ cần chọn cho “đứa con” của mình một người cha đỡ đầu thật tốt về mặt pháp lý. Với kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp CIS luôn tự hào sẽ là người cung cấp và hỗ trợ những dịch vụ pháp lý ưu việt nhất và bảo vệ tối đa quyền lợi của bạn.

Tài liệu mà bạn phải cung cấp cho CIS gồm:

- 03 mẫu tác phẩm nhiếp ảnh

- 03 bản sao y CMND/hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y giấy đăng ký kinh doanh (nếu là tổ chức);

- Giấy ủy quyền cho CIS;

- Thông tin cụ thể về tác giả: số điện thoại, email, fax;

- Thông tin liên quan đến TP: đã công bố hay chưa công bố; thời gian công bố.

Bạn sẽ được trực tiếp cung cấp các dịch vụ:

- Đòi lại quyền lợi khi tác phẩm của bạn bị người khác sử dụng.

- Tư vấn và thực hiện các thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm.

- Trực tiếp tham mưu và đưa ra những giải pháp toàn diện nhất

CIS luôn tự hào là người đỡ đầu cho những đứa con tinh thần của bạn!

Đăng ký tên miền

Tên miền là gì?

Tên miền (Domain name) là một khái niệm dùng để chỉ định danh của website trên internet. Chẳng hạn, khi bạn truy cập vào trang www.cis.vn để tìm hiểu thông tin về các dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bản quyền thì cis.vn chính là tên miền.

Tên miền thường gắn liền với tên của công ty hoặc thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời tên miền là duy nhất và được ưu tiên cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.

Vì sao bạn nên đăng ký tên miền?

Nếu trên thực tế để tìm được nhà chúng ta phải nhớ địa chỉ thì trong thế giới internet cũng vậy. Để khách hàng tìm đến được với bạn hoặc doanh nghiệp của bạn thì họ phải nhớ đến tên miền. Hay nói cách khác, tên miền chính là “số nhà” của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, khi các tên miền hoạt động trên mạng thì nó phải đáp ứng một tiêu chí rất quan trọng đó chính là tính duy nhất. Và cũng chính đặc tính này là khởi nguồn cho những tranh chấp về tên miền.

tenmienThật không dễ chịu chút nào khi bạn hoặc công ty của bạn tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện ra tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Điều này cũng khá dễ hiểu, vì tên miền là duy nhất trong khi các đối thủ cạnh tranh của bạn trong cùng một lĩnh vực thì vô số kể, cũng có thể đây là chiêu thức mà đối thủ của bạn tung ra nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của bạn trên mạng.

Nhưng vì lí do gì đi nữa thì chúng tôi chắc chắn rằng bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đều không muốn điều đáng tiếc đó xảy ra.

Tại sao chúng ta lại không loại trừ những rắc rối đó khi chúng ta hoàn toàn có thể?

Có thể bạn cho rằng, ngày nay việc đăng ký một tên miền là khá dễ dàng và doanh nghiệp bạn có thể “tự lực cánh sinh”.Tuy nhiên, bạn phải nhận thức được rằng, việc đăng ký để xác lập quyền lợi đối với tên miền chỉ mới là điều kiện cần trong tiến trình bảo vệ “thương hiệu online” của bạn. Còn việc giải quyết những rắc rối thời kỳ “hậu đăng ký” là cả một vấn đề phức tạp mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào của có thể tự mình giải quyết. Một trong những rắc rối đó là việc đòi lại tên miền khi đối thủ của bạn “mượn” nó mà chưa hề có sự cho phép. Thực tế cho thấy rằng việc trộm tên miền là một hành vi diễn ra khá phổ biến với kỹ thuật ngày một tinh vi hơn và vì vậy bạn cũng khó lòng mà đòi lại được “động sản ảo” từ những tên trộm cứng đầu này nếu không có sự trợ giúp đắc lực từ một dịch vụ tư vấn luật uy tín.

Chính vì vậy, Hãy đến với CIS để biến những thách thức ấy trở thành cơ hội cho chính bạn hoặc doanh nghiệp mà bạn đang gắn bó. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đội ngũ luật sư chuyên nghiệp CIS đã tư vấn, đăng ký cũng như đòi lại tên miền cho rất nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

CIS hiện cung cấp tất cả các loại tên miền Việt Nam và quốc tế, đến với CIS bạn sẽ được thụ hưởng các dịch vụ:

  • Hợp đồng đăng ký tên miền được ký kết giữa CIS và khách hàng
  • Tư vấn và lựa chọn tên miền thích hợp nhất.
  • Thay đổi tên miền một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Đưa ra giải pháp thích đáng nhất khi quyền lợi của bạn bị xâm phạm
  • Đòi lại tên miền khi đối thủ cạnh tranh của bạn chiếm dụng tên miền

Đến với CIS chính là bảo vệ thương hiệu trực tuyến của bạn!

Thực thi bản quyền

THỰC THI BẢN QUYỀN

Nhằm nâng cao tầm quan trọng về kinh tế của hàng hóa và dịch vụ được bảo hộ bởi các quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại quốc tế và bảo vệ trước sự sao chép tinh vi của công nghệ kỹ thuật số, việc thực thi bản quyền ngày một đóng vai trò quan trọng và diễn ra mạnh mẽ hơn.

thucthibqMột trong những vấn nạn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay đó chính là tình trạng vi phạm bản quyền. Không những ảnh hưởng đến quyền lợi của tác gỉả và chủ sở hữu, sự phát triển kinh tế của quốc gia mà nghiêm trọng hơn sự xâm phạm bản quyền còn gây ra một cái nhìn thiếu thiện cảm về hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Điển hình như vụ tổ chức New Open World từng gạt tên Việt Nam ra khỏi danh sách bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới do một số trang web tại Việt Nam vi phạm bản quyền logo, giao diện và nội dung.

Hay vụ công ty TNHH NetResult (do liên đoàn bóng đá giải ngoại hạng Anh ủy quyền đề bảo vệ tất cả vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ của giải bóng đá này trên Internet) khiều nại việc các trang web bongdaso.com, tamtay.vn, Zing.vn, Wethethao.vn, Vnmedia.vn, Clip.vn và Baobongda.com.vn đã đăng tải và cung cấp những video clip các trận bóng đá mà không được sự đồng ý của Liên đoàn Bóng đá giải ngoại hạng Anh.

Rõ ràng, những hệ quả đáng tiếc như vậy sẽ khó xảy ra nếu chúng ta làm tốt khâu thực thi bản quyền.

Để có một cơ chế hiệu quả cho việc thực thi bản quyền trước hết cần phải có những biện pháp bảo hộ thích hợp. Mục tiêu quan trọng nhất của những biện pháp này là nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm, tịch thu những bản sao vi phạm, thiết bị tái bản và các phương tiện khác được sử dụng cho những vi phạm sau này.

Đặc biệt, chủ thể quyền có thể được cấp lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn hành vi vi phạm hay tiếp tục vi phạm. Các tòa án cũng có thể yêu cầu việc tìm kiếm, bắt giữ và tịch thu tạm thời những bản sao tác phẩm bị coi là phi pháp và những đối tượng được bảo hộ khác. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp dân sự hoặc hình sự như là những chế tài hiệu quả cho công tác thực thi bản quyền.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn cho mình một giải pháp đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần hiệu quả đó là tìm đến với CIS. Tại đây với sự trợ giúp của các luật sư giàu kinh nghiệm và kỹ năng pháp lý chuyên nghiệp bạn sẽ giải quyết được những khó khăn và vướng mắc của mình trong công tác thực thi bản quyền. Với CIS bạn sẽ yên tâm hơn để tiếp tục đầu tư cho những thành quả sáng tạo mới của mình mà sẽ không phải lo ngại về vấn đề hậu đăng ký bản quyền.

Các đối tác được banquyen.net bảo vệ bằng các biện pháp thực thi hữu hiệu:

- Hiệp Hội công nghiệp ghi âm Việt Nam chống lại liên minh Nokia – FPT trong việc xâm phạm bản quyền âm nhạc.

- Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam trong việc chống lại cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google.

- Ca sỹ Lâm Thái Uyên

- Ca sỹ Tim …

Bản quyền phần mềm

CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Chương trình máy tính là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ, hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể”

Còn “sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác”.

softwareNói một cách nôm na dễ hiểu thì chương trình máy tính là tập hợp tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng dẫn máy tính thực hiện một công việc cụ thể, nếu như không có chương trình này thì máy tính sẽ không hoạt động được.

Chương trình máy tính của bạn có thể được bảo hộ ở những dạng nào?

Bởi vì chương trình máy tính được thể hiện bằng chữ, do đó nó được bảo hộ dưới dạng bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, nếu ý tưởng phía sau các chương trình máy tính của bạn còn bao gồm các đặc điểm mang lại các giải pháp kỹ thuật thì nó còn có thể là đối tượng để được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Để được bảo hộ độc quyền thì chương trình máy tính hoặc phần mềm cần những tiêu chí gì?

Để chương trình máy tính được bảo hộ bản quyền thì trước tiên phần mềm của bạn phải đáp ứng được tính nguyên gốc, do chính bạn soạn thảo và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác.

Còn đối với việc bảo hộ chương trình máy tính dưới dạng bằng độc quyền sáng chế hay độc quyền phần mềm thì chương trình của bạn phải đảm bảo tính mới, liên quan đến một bước sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Nhưng dù công trình, sản phẩm của bạn được bảo hộ ở dạng nào đi nữa thì trước tiên bạn cần phải có một cố vấn thông thái và một dịch vụ hỗ trợ pháp lý toàn diện để đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất cho sản phẩm trí tuệ của mình.

Với CIS, việc bảo hộ cho những thành quả của bạn chưa bao giờ dễ dàng đến thế!

Khi đến với chúng tôi bạn chỉ cần mang theo những tài liệu sau:

- 03 CD chứa phần mềm;
- 03 Bản sao y CMND/Hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh (tổ chức);
- Thông tin cụ thể về tác giả: Nơi thường trú, Số điện thoại, Email; Fax;
- Thông tin liên quan đến phần mềm, chương trình máy tính: tên, đã công bố hay chưa công bố, thời gian công bố …;

Bảo vệ Bản quyền Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là gì?

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng vơí phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng bằng cách canh thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình
nhiepanhTuy nhiên, không phải bất kỳ ai sở hữu một chiếc máy ảnh thì đều có thể trở thành một nhiếp ảnh gia.Để có được những bức ảnh đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao các nhà nhiếp ảnh đã phải đánh đổi bằng cả tâm huyết, thời gian và sự sáng tạo không mệt mỏi của mình. Chính vì vậy việc sao chép hay chiếm dụng những sản phẩm nghệ thuật đó là hành vi không thể chấp nhận được.

Bạn phải làm gì khi tác phẩm mình bị xâm hại?

Theo quy định của pháp luật thì nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền và bản quyền nhiếp ảnh phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phải thông qua bất kỳ một trình tự thủ tục pháp lý nào. Do đó về mặt nguyên tắc bạn có thể nhân danh tác giả để đứng ra đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Nhưng thực tế thì không bao giờ dễ dàng như vậy, bởi lẽ những kẻ cắp thường là những tên cứng đầu và tinh vi. Vì thế mà bạn thường phải sử dụng giải pháp cuối cùng là nhờ sự can thiệp của tòa án. Nếu vậy thì bạn lại tiếp tục rơi vào một rắc rối khác vì trách nhiệm chứng minh thuộc về người yêu cầu và chính bạn mới là người phải cung cấp đầy đủ những chứng cứ cấn thiết để chứng minh lẽ phải thuộc về mình. Có lẽ đến lúc này bạn mới nhận ra được rằng việc không đăng ký bản quyền nhiếp ảnh là một sai lầm lớn. Bởi vậy, thật không ngoa, nếu có ai đó cho rằng văn bằng bảo hộ là “giấy khai sinh” cho “những đứa con tinh thần” của bạn.

Làm thế nào để bảo vệ được tốt nhất “những đứa con tinh thần” của bạn?

Giải pháp thật đơn giản, bạn chỉ cần chọn cho “đứa con” của mình một người cha đỡ đầu thật tốt về mặt pháp lý. Với kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp CIS luôn tự hào sẽ là người cung cấp và hỗ trợ những dịch vụ pháp lý ưu việt nhất và bảo vệ tối đa quyền lợi của bạn.

Tài liệu mà bạn phải cung cấp cho CIS gồm:

- 03 mẫu tác phẩm nhiếp ảnh

- 03 bản sao y CMND/hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y giấy đăng ký kinh doanh (nếu là tổ chức);

- Giấy ủy quyền cho CIS;

- Thông tin cụ thể về tác giả: số điện thoại, email, fax;

- Thông tin liên quan đến TP: đã công bố hay chưa công bố; thời gian công bố.

Bạn sẽ được trực tiếp cung cấp các dịch vụ:

- Đòi lại quyền lợi khi tác phẩm của bạn bị người khác sử dụng.

- Tư vấn và thực hiện các thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm.

- Trực tiếp tham mưu và đưa ra những giải pháp toàn diện nhất

CIS luôn tự hào là người đỡ đầu cho những đứa con tinh thần của bạn!

Ủy thác quyền

uythac2


Mục đích của việc cấp văn bằng bảo hộ là nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để người sáng tạo và chủ sở hữu trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể kiểm soát được việc sử dụng và khai thác những thành quả sáng tạo một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc sử dụng quyền đó như thế nào và kiểm soát nó ra sao để mang lại hiệu quả lại là cả một vấn đề lớn.

Khi bạn là tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền tác giả, lẽ dĩ nhiên pháp luật trao cho bạn quyền cho phép hay ngăn cấm một số hành vi sử dụng nhất định đối với các tác phẩm của mình. Nhưng vấn đề đặt ra là một mình bạn liệu đã đủ khả năng để kiểm soát trước một lực lượng người sử dụng hùng hậu?

Thực tế chứng minh rằng, việc cho phép sử dụng tất cả các loại tác phẩm hay cho phép tái tạo, nhân bản một cách máy móc, thu và phân phối lệ phí có được từ việc sử dụng các tác phẩm thường không thể do chính tác giả giải quyết.

Lấy một ví dụ điển hình như vụ Google số hóa các tác phẩm văn học Việt Nam chẳng hạn. Trong đó, Google đã vi phạm các quy định về bản quyền bằng việc tiến hành số hóa tác phẩm của các nhà văn nhiều quốc gia trên thế giới và hơn 4,000 cuốn sách của Việt Nam. Các nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản cũng như các tác giả khác trên thế giới đã có những phản ứng mạnh mẽ trước vấn đề này. Tuy nhiên, nếu đứng dưới góc độ là người có quyền bạn sẽ thấy được rõ hơn sự bất lực của các tác giả trong vấn đề quản lý và thực thi bản quyền.

Rõ ràng trong trường hợp nêu trên, bản thân các tác giả đã không kiểm soát được những ai đang sử dụng và cần sử dụng tác phẩm của mình. Mặt khác, Google cũng gặp không ít khó khăn nếu phải liên hệ với từng tác giả để xin phép được sử dụng tác phẩm một cách hợp thức, do đó việc vi phạm tác quyền là một điều khó tránh khỏi. Chính những nhu cầu tất yếu như vậy đã thúc đẩy việc ra đời một hình thức tổ chức trung gian giữ vai trò như là nơi gặp gỡ và trao đổi giữa bên có quyền và bên có nhu cầu sử dụng. Đó chính là hình thức ủy thác bản quyền.

Hiểu theo một cách đơn giản nhất, ủy thác bản quyền chính là việc giao lại việc thực thi và kiểm soát quyền của mình cho một bên thứ ba. Chính bên trung gian này sẽ giúp bên có quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc bảo hộ và thực thi những quyền mà mình không đủ khả năng để quản lí.

Với việc áp dụng ngày càng rộng rãi công nghệ trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm sự ra đời của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện và việc sử dụng các mạng kỹ thuật số như Internet, việc thực hiện và quản lý các quyền đang vướng phải những thách thức mới. Trước tình hình đó bạn không thể “đơn thương độc mã” đối mặt với tất cả hàng trăm loại hình khác nhau mà không cần tới bất kỳ sự trợ giúp nào.

Đóng vai trò là một tổ chức đại diện quản lí tập thể, từ khi thành lập cho đến nay CIS luôn là chiếc cầu nối hiệu quả giữa chủ sở hữu và người sử dụng. Với thủ tục nhanh chóng, tiện lợi và khả năng quản lí hiệu quả có thể nói CIS đã góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh, làm giảm thiểu một cách đáng kể khả năng xâm phạm bản quyền. Bạn sẽ bớt một phần lo lắng về những ảnh hưởng kinh tế mà tình trạng vi phạm bản quyền gây ra, cũng như không phải lâm vào tình trạng bị và buộc phải vi phạm bản quyền chỉ vì đơn giản không biết phải xin phép sử dụng bản quyền ở đâu.

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Thực thi bản quyền

THỰC THI BẢN QUYỀN

Nhằm nâng cao tầm quan trọng về kinh tế của hàng hóa và dịch vụ được bảo hộ bởi các quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại quốc tế và bảo vệ trước sự sao chép tinh vi của công nghệ kỹ thuật số, việc thực thi bản quyền ngày một đóng vai trò quan trọng và diễn ra mạnh mẽ hơn.

thucthibqMột trong những vấn nạn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay đó chính là tình trạng vi phạm bản quyền. Không những ảnh hưởng đến quyền lợi của tác gỉả và chủ sở hữu, sự phát triển kinh tế của quốc gia mà nghiêm trọng hơn sự xâm phạm bản quyền còn gây ra một cái nhìn thiếu thiện cảm về hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Điển hình như vụ tổ chức New Open World từng gạt tên Việt Nam ra khỏi danh sách bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới do một số trang web tại Việt Nam vi phạm bản quyền logo, giao diện và nội dung.

Hay vụ công ty TNHH NetResult (do liên đoàn bóng đá giải ngoại hạng Anh ủy quyền đề bảo vệ tất cả vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ của giải bóng đá này trên Internet) khiều nại việc các trang web bongdaso.com, tamtay.vn, Zing.vn, Wethethao.vn, Vnmedia.vn, Clip.vn và Baobongda.com.vn đã đăng tải và cung cấp những video clip các trận bóng đá mà không được sự đồng ý của Liên đoàn Bóng đá giải ngoại hạng Anh.

Rõ ràng, những hệ quả đáng tiếc như vậy sẽ khó xảy ra nếu chúng ta làm tốt khâu thực thi bản quyền.

Để có một cơ chế hiệu quả cho việc thực thi bản quyền trước hết cần phải có những biện pháp bảo hộ thích hợp. Mục tiêu quan trọng nhất của những biện pháp này là nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm, tịch thu những bản sao vi phạm, thiết bị tái bản và các phương tiện khác được sử dụng cho những vi phạm sau này.

Đặc biệt, chủ thể quyền có thể được cấp lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn hành vi vi phạm hay tiếp tục vi phạm. Các tòa án cũng có thể yêu cầu việc tìm kiếm, bắt giữ và tịch thu tạm thời những bản sao tác phẩm bị coi là phi pháp và những đối tượng được bảo hộ khác. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp dân sự hoặc hình sự như là những chế tài hiệu quả cho công tác thực thi bản quyền.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn cho mình một giải pháp đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần hiệu quả đó là tìm đến với CIS. Tại đây với sự trợ giúp của các luật sư giàu kinh nghiệm và kỹ năng pháp lý chuyên nghiệp bạn sẽ giải quyết được những khó khăn và vướng mắc của mình trong công tác thực thi bản quyền. Với CIS bạn sẽ yên tâm hơn để tiếp tục đầu tư cho những thành quả sáng tạo mới của mình mà sẽ không phải lo ngại về vấn đề hậu đăng ký bản quyền.

Các đối tác được banquyen.net bảo vệ bằng các biện pháp thực thi hữu hiệu:

- Hiệp Hội công nghiệp ghi âm Việt Nam chống lại liên minh Nokia – FPT trong việc xâm phạm bản quyền âm nhạc.

- Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam trong việc chống lại cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google.

- Ca sỹ Lâm Thái Uyên

- Ca sỹ Tim …

Bản quyền phần mềm

CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Chương trình máy tính là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ, hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể”

Còn “sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác”.

softwareNói một cách nôm na dễ hiểu thì chương trình máy tính là tập hợp tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng dẫn máy tính thực hiện một công việc cụ thể, nếu như không có chương trình này thì máy tính sẽ không hoạt động được.

Chương trình máy tính của bạn có thể được bảo hộ ở những dạng nào?

Bởi vì chương trình máy tính được thể hiện bằng chữ, do đó nó được bảo hộ dưới dạng bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, nếu ý tưởng phía sau các chương trình máy tính của bạn còn bao gồm các đặc điểm mang lại các giải pháp kỹ thuật thì nó còn có thể là đối tượng để được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Để được bảo hộ độc quyền thì chương trình máy tính hoặc phần mềm cần những tiêu chí gì?

Để chương trình máy tính được bảo hộ bản quyền thì trước tiên phần mềm của bạn phải đáp ứng được tính nguyên gốc, do chính bạn soạn thảo và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác.

Còn đối với việc bảo hộ chương trình máy tính dưới dạng bằng độc quyền sáng chế hay độc quyền phần mềm thì chương trình của bạn phải đảm bảo tính mới, liên quan đến một bước sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Nhưng dù công trình, sản phẩm của bạn được bảo hộ ở dạng nào đi nữa thì trước tiên bạn cần phải có một cố vấn thông thái và một dịch vụ hỗ trợ pháp lý toàn diện để đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất cho sản phẩm trí tuệ của mình.

Với CIS, việc bảo hộ cho những thành quả của bạn chưa bao giờ dễ dàng đến thế!

Khi đến với chúng tôi bạn chỉ cần mang theo những tài liệu sau:

- 03 CD chứa phần mềm;
- 03 Bản sao y CMND/Hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh (tổ chức);
- Thông tin cụ thể về tác giả: Nơi thường trú, Số điện thoại, Email; Fax;
- Thông tin liên quan đến phần mềm, chương trình máy tính: tên, đã công bố hay chưa công bố, thời gian công bố …;

Với CIS không có gì là quá phức tạp!

Công ty Luật hợp danh Bản quyền Quốc tế

Địa chỉ: 1 Bis Nguyễn Đình Chiểu (Nhà 013), P.ĐaKao, Q.1, TPHCM, Vietnam

Tel: 84.8.39118581 – Fax: 84.8.39118580

Bảo vệ Bản quyền Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là gì?

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng vơí phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng bằng cách canh thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình
nhiepanhTuy nhiên, không phải bất kỳ ai sở hữu một chiếc máy ảnh thì đều có thể trở thành một nhiếp ảnh gia.Để có được những bức ảnh đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao các nhà nhiếp ảnh đã phải đánh đổi bằng cả tâm huyết, thời gian và sự sáng tạo không mệt mỏi của mình. Chính vì vậy việc sao chép hay chiếm dụng những sản phẩm nghệ thuật đó là hành vi không thể chấp nhận được.

Bạn phải làm gì khi tác phẩm mình bị xâm hại?

Theo quy định của pháp luật thì nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền và bản quyền nhiếp ảnh phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phải thông qua bất kỳ một trình tự thủ tục pháp lý nào. Do đó về mặt nguyên tắc bạn có thể nhân danh tác giả để đứng ra đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Nhưng thực tế thì không bao giờ dễ dàng như vậy, bởi lẽ những kẻ cắp thường là những tên cứng đầu và tinh vi. Vì thế mà bạn thường phải sử dụng giải pháp cuối cùng là nhờ sự can thiệp của tòa án. Nếu vậy thì bạn lại tiếp tục rơi vào một rắc rối khác vì trách nhiệm chứng minh thuộc về người yêu cầu và chính bạn mới là người phải cung cấp đầy đủ những chứng cứ cấn thiết để chứng minh lẽ phải thuộc về mình. Có lẽ đến lúc này bạn mới nhận ra được rằng việc không đăng ký bản quyền nhiếp ảnh là một sai lầm lớn. Bởi vậy, thật không ngoa, nếu có ai đó cho rằng văn bằng bảo hộ là “giấy khai sinh” cho “những đứa con tinh thần” của bạn.

Làm thế nào để bảo vệ được tốt nhất “những đứa con tinh thần” của bạn?

Giải pháp thật đơn giản, bạn chỉ cần chọn cho “đứa con” của mình một người cha đỡ đầu thật tốt về mặt pháp lý. Với kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp CIS luôn tự hào sẽ là người cung cấp và hỗ trợ những dịch vụ pháp lý ưu việt nhất và bảo vệ tối đa quyền lợi của bạn.

Tài liệu mà bạn phải cung cấp cho CIS gồm:

- 03 mẫu tác phẩm nhiếp ảnh

- 03 bản sao y CMND/hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y giấy đăng ký kinh doanh (nếu là tổ chức);

- Giấy ủy quyền cho CIS;

- Thông tin cụ thể về tác giả: số điện thoại, email, fax;

- Thông tin liên quan đến TP: đã công bố hay chưa công bố; thời gian công bố.

Bạn sẽ được trực tiếp cung cấp các dịch vụ:

- Đòi lại quyền lợi khi tác phẩm của bạn bị người khác sử dụng.

- Tư vấn và thực hiện các thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm.

- Trực tiếp tham mưu và đưa ra những giải pháp toàn diện nhất

CIS luôn tự hào là người đỡ đầu cho những đứa con tinh thần của bạn!

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật hợp danh Bản quyền Quốc tế

Địa chỉ: 1 Bis Nguyễn Đình Chiểu (Nhà 013), P.ĐaKao, Q.1, TPHCM, Vietnam

Tel: 84.8.39118581 – Fax: 84.8.39118580

Ủy thác quyền

uythac2Mục đích của việc cấp văn bằng bảo hộ là nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để người sáng tạo và chủ sở hữu trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể kiểm soát được việc sử dụng và khai thác những thành quả sáng tạo một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc sử dụng quyền đó như thế nào và kiểm soát nó ra sao để mang lại hiệu quả lại là cả một vấn đề lớn.

Khi bạn là tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền tác giả, lẽ dĩ nhiên pháp luật trao cho bạn quyền cho phép hay ngăn cấm một số hành vi sử dụng nhất định đối với các tác phẩm của mình. Nhưng vấn đề đặt ra là một mình bạn liệu đã đủ khả năng để kiểm soát trước một lực lượng người sử dụng hùng hậu?

Thực tế chứng minh rằng, việc cho phép sử dụng tất cả các loại tác phẩm hay cho phép tái tạo, nhân bản một cách máy móc, thu và phân phối lệ phí có được từ việc sử dụng các tác phẩm thường không thể do chính tác giả giải quyết.

Lấy một ví dụ điển hình như vụ Google số hóa các tác phẩm văn học Việt Nam chẳng hạn. Trong đó, Google đã vi phạm các quy định về bản quyền bằng việc tiến hành số hóa tác phẩm của các nhà văn nhiều quốc gia trên thế giới và hơn 4,000 cuốn sách của Việt Nam. Các nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản cũng như các tác giả khác trên thế giới đã có những phản ứng mạnh mẽ trước vấn đề này. Tuy nhiên, nếu đứng dưới góc độ là người có quyền bạn sẽ thấy được rõ hơn sự bất lực của các tác giả trong vấn đề quản lý và thực thi bản quyền.

Rõ ràng trong trường hợp nêu trên, bản thân các tác giả đã không kiểm soát được những ai đang sử dụng và cần sử dụng tác phẩm của mình. Mặt khác, Google cũng gặp không ít khó khăn nếu phải liên hệ với từng tác giả để xin phép được sử dụng tác phẩm một cách hợp thức, do đó việc vi phạm tác quyền là một điều khó tránh khỏi. Chính những nhu cầu tất yếu như vậy đã thúc đẩy việc ra đời một hình thức tổ chức trung gian giữ vai trò như là nơi gặp gỡ và trao đổi giữa bên có quyền và bên có nhu cầu sử dụng. Đó chính là hình thức ủy thác bản quyền.

Hiểu theo một cách đơn giản nhất, ủy thác bản quyền chính là việc giao lại việc thực thi và kiểm soát quyền của mình cho một bên thứ ba. Chính bên trung gian này sẽ giúp bên có quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc bảo hộ và thực thi những quyền mà mình không đủ khả năng để quản lí.

Với việc áp dụng ngày càng rộng rãi công nghệ trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm sự ra đời của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện và việc sử dụng các mạng kỹ thuật số như Internet, việc thực hiện và quản lý các quyền đang vướng phải những thách thức mới. Trước tình hình đó bạn không thể “đơn thương độc mã” đối mặt với tất cả hàng trăm loại hình khác nhau mà không cần tới bất kỳ sự trợ giúp nào.

Đóng vai trò là một tổ chức đại diện quản lí tập thể, từ khi thành lập cho đến nay CIS luôn là chiếc cầu nối hiệu quả giữa chủ sở hữu và người sử dụng. Với thủ tục nhanh chóng, tiện lợi và khả năng quản lí hiệu quả có thể nói CIS đã góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh, làm giảm thiểu một cách đáng kể khả năng xâm phạm bản quyền. Bạn sẽ bớt một phần lo lắng về những ảnh hưởng kinh tế mà tình trạng vi phạm bản quyền gây ra, cũng như không phải lâm vào tình trạng bị và buộc phải vi phạm bản quyền chỉ vì đơn giản không biết phải xin phép sử dụng bản quyền ở đâu.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật hợp danh Bản quyền Quốc tế

Địa chỉ: 1 Bis Nguyễn Đình Chiểu (Nhà 013), P.ĐaKao, Q.1, TPHCM, Vietnam

Tel: 84.8.39118581 – Fax: 84.8.39118580

Độc quyền thương hiệu

Thương hiệu từ lâu đã trở thành một khái niệm không còn lạ lẫm gì đối với mỗi chúng ta. Có thể nói rằng trong từng phút từng giây chúng ta luôn “va cham” với thương hiệu: Khi nhắc đến KFC chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến món gà rán béo ngậy, nói đến Cocacola bạn sẽ hình dung ra hình ảnh một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát có ga, hay gần gũi hơn khi bạn chọn một chiếc máy tính xách tay thì Apple sẽ là cái tên được xướng lên đầu tiên với hình ảnh quả táo bị cắn dở thật ấn tượng.

kfcapplecoca

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Theo hiệp hội Maketting Hoa Kỳ, một thương hiệu là ”một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Nói một cách nôm na thì thương hiệu là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng của một doanh nghiệp, là những thuộc tính mang tính chất tích cực mà người tiêu dùng nghĩ đến khi liên tưởng về một công ty hoặc một sản phẩm thông qua hình ảnh, cảm xúc và thông điệp tức thời mà nó mang lại.

Đăng ký thương hiệu sẽ mang lại lợi ích gì cho bạn?

Nếu bạn đã từng là “tín đồ” của một thương hiệu nổi tiếng nào đó thì bạn sẽ dễ tưởng tượng hơn những gía trị mà nó mang lại được cho doanh nghiệp. Bởi lẽ bên cạnh việc gây dựng nên hình ảnh của công ty thì thương hiệu còn là thước đo về vị trí và đẳng cấp của người tiêu dùng trong xã hội. Chính vì những giá trị vô hình đó mà những khoảng lợi nhuận doanh nghiệp bạn có thể thu được là không tưởng. Để được hưởng những thành quả đó, điều đầu tiên mà bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều nên thực hiện đó là đi đăng ký cho thương hiệu của riêng mình.

Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên sự việc đáng tiếc xảy ra đối với võng xếp Duy Lợi khi doanh nghiệp này không đăng ký thương hiệu của mình tại Nhật và rất nhiều những doanh nghiệp lớn nhỏ khác phải gánh chịu những tổn thất nặng nề với nạn hàng giả và mất đi dấu ấn của riêng mình khi không đăng ký thương hiệu. Để tránh những sai lầm cơ bản đó, cách đơn giản nhất là bạn hãy tìm đến một dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình.

Và CIS là chỉ dẫn hợp lý nhất cho tiến trình bảo vệ thương hiệu của bạn.

Để bảo vệ cho thương hiệu của mình bạn có thể đăng ký bảo hộ dưới các hình thức như: đăng ký bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu đối với logo của công ty, tên thương hiệu (công ty), khẩu hiệu và bao bì sản phẩm.

CIS sẽ luôn dõi theo bước đường của doanh nghiệp bạn với sự hỗ trợ tận tình và toàn diện nhất. Bạn sẽ được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc bảo vệ thương hiệu như:

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ thương hiệu
  • Tra cứu sơ bộ khả năng được bảo hộ thương hiệu
  • Tư vấn về phân loại sản phẩm và dịch vụ đăng ký thương hiệu
  • Soạn thảo các thủ tục cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu.

Bảo vệ thương hiệu chính là nền tảng cho sự hưng thịnh của doanh nghiệp, hãy đăng ký bảo vệ thương hiệu trước khi quá muộn!